Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái”


TTCT - Đề tài nghiên cứu “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” do TS Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đã nêu ra một vài số liệu như một bằng chứng về những “oan trái” mà giáo viên phổ thông đang phải đối diện. Xin giới thiệu một số dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được.

Cô Trịnh Thị Định, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, trong giờ dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A15 với dụng cụ dạy học là những hạt đậu trắng, đen. Cách dạy của cô khơi gợi được cảm xúc và sự thích thú của học sinh - Ảnh: Như Hùng

Theo lẽ thường tình, công việc của giáo viên là nghiên cứu và giảng dạy cho học sinh theo chương trình đã được quy định. Thế nhưng cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy ngoài việc dạy, giáo viên hiện còn phải làm nhiều việc khác đôi khi không dính gì đến chuyên môn (bảng 1).

Như vậy ý kiến của công luận lâu nay về chuyện thầy cô giáo phải đảm nhận quá nhiều công việc trong trường là hoàn toàn có cơ sở. Quả là khó chấp nhận khi giáo viên hiện nay phải làm quá nhiều việc khác ngoài chuyên môn, chẳng hạn như làm đồ dùng dạy học, vệ sinh trường lớp hay thu tiền... vốn lẽ ra không phải trách nhiệm của họ. Vậy thời gian để bồi dưỡng về sức khỏe cũng như chuyên môn là không hề có.

Trong số các công việc ngoài chuyên môn trên thì loại công việc mà giáo viên cho là chiếm nhiều thời gian nhất đó là việc phải làm các loại sổ sách, thu tiền và việc làm đồ dùng dạy học. Khi được hỏi quỹ thời gian mà hiện nay giáo viên phải dành cho các việc ngoài giảng dạy là như thế nào thì có 73,9% số giáo viên cho biết những việc đó chiếm khá nhiều hoặc rất nhiều thời gian của họ, trong khi chỉ có 26,1% cho là không nhiều.

Về chương trình giảng dạy, có 65,1% số thầy cô cho biết nội dung môn học mà họ đang đảm nhận là nặng hoặc rất nặng; trong khi chỉ có 0,8% cho là nhẹ và 34,1% cho là vừa phải. Đối với sách giáo khoa, chỉ có 23,7% số giáo viên cho rằng họ cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi dạy theo sách giáo khoa mà trường đang sử dụng.

Thầy chưa phải là nơi nương tựa

Vì thầy cô hiện phải mất nhiều thời gian cho quá nhiều chuyện “linh tinh” như vậy nên họ đã không đóng được vai trò là người tư vấn hay dẫn đường cho học sinh, vì khi được hỏi là học sinh có thường xuyên nhờ thầy cô giúp đỡ hay tìm lời khuyên khi các em gặp khó khăn trong việc học hay cuộc sống nói chung, kết quả cho thấy chỉ có 35,7% giáo viên cho biết học sinh thường xuyên hoặc rất thường xuyên tìm gặp họ mà thôi. Như vậy rõ ràng là một lỗ hổng rất lớn đối với học sinh khi xét về thực chất, chính thầy cô phải là nơi nương tựa cho học sinh chứ không ai khác.

Lâu nay công luận thường xuyên phê phán bệnh thành tích trong giáo dục như là một trong những yếu tố làm giảm chất lượng dạy và học trong nhà trường cũng như làm tăng áp lực đối với giáo viên. Kết quả khảo sát từ ý kiến của bản thân giáo viên cũng cho thấy điều đó. Có hơn 80% số giáo viên được hỏi cho biết bệnh thành tích đang thật sự gây áp lực nặng nề đối với giáo viên lẫn học sinh trong nhà trường, trong khi chỉ 8% có ý kiến ngược lại (bảng 2).

Vì thầy cô hiện phải mất nhiều thời gian cho quá nhiều chuyện “linh tinh” như vậy nên họ đã không đóng được vai trò là người tư vấn hay dẫn đường cho học sinh, vì khi được hỏi là học sinh có thường xuyên nhờ thầy cô giúp đỡ hay tìm lời khuyên khi các em gặp khó khăn trong việc học hay cuộc sống nói chung, kết quả cho thấy chỉ có 35,7% giáo viên cho biết học sinh thường xuyên hoặc rất thường xuyên tìm gặp họ mà thôi. Như vậy rõ ràng là một lỗ hổng rất lớn đối với học sinh khi xét về thực chất, chính thầy cô phải là nơi nương tựa cho học sinh chứ không ai khác.

Vậy có cần phải bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường hiện nay không? Có 67,3% số giáo viên đồng ý cần bãi bỏ các chỉ tiêu về tỉ lệ học sinh xuất sắc, học sinh giỏi hay tỉ lệ học sinh lên lớp, bởi 66,7% số giáo viên cho rằng tỉ lệ học sinh xuất sắc, học sinh giỏi không phản ánh đúng năng lực thật sự của học sinh (bảng 3).

Đồng thời cũng có đến 81,4% giáo viên đồng ý rằng không nên đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, vì có 30,9% số giáo viên cho rằng hiện nay đa số giáo viên thường xuyên cho điểm vượt quá khả năng thật sự của các em.

Đọc tin tức trên các báo thỉnh thoảng chúng ta lại thấy những chuyện đau lòng: nào là học sinh và phụ huynh học sinh hành hung thầy cô giáo, học sinh đe dọa hay coi thường và xúc phạm giáo viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều đó. Khi được hỏi về thái độ của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay, có đến 78,2% số giáo viên được hỏi cho biết phần lớn học sinh ngày nay không có thái độ tôn trọng thầy cô giáo như ngày xưa.

Gần 60% giáo viên được hỏi cho rằng hiện nay xã hội cũng không còn tôn trọng nghề giáo như trước đây. Đặc biệt, có 72,4% số giáo viên cho rằng hiện nay công luận thường xuyên có nhiều ý kiến đánh giá oan ức và không đúng về giáo viên (bảng 4).

Như vậy chúng ta thấy hiện nay nghề giáo là một trong những nghề căng thẳng nhất trong xã hội. Giáo viên phải đảm nhận quá nhiều việc ngoài chuyên môn trong khi vẫn phải chạy theo nội dung chương trình quá nặng nề. Song song đó là thái độ thiếu tôn trọng của HS và sự đánh giá đôi khi quá thiếu công tâm của dư luận xã hội làm người thầy hiện nay gần như phải sống trong tâm trạng đối phó là chính. Từ những áp lực và căng thẳng ấy, việc họ rơi vào sai lầm trong ứng xử là điều có lẽ cần phải được thông cảm hơn lên án.

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

______________

(*) Để thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 363 giáo viên tại 12 trường từ tiểu học đến trung học phổ thông ở TP.HCM, trong đó có chín trường nội thành và ba trường ngoại thành với cả ba loại hình công lập, bán công và dân lập.

Người ta cũng cao đẳng sư phạm...

Chuyện thời sự vẫn còn đang nóng hổi: nhà toán học Việt Nam trẻ tuổi, giáo sư Ngô Bảo Châu, đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản”; anh đã được nhận giải Clay cao quý năm 2004. Nhiều khả năng anh được tặng huy chương Fields - một giải thưởng lớn trong toán học, và do không có giải Nobel toán học nên Fields cũng được coi tương đương giải thưởng Nobel trong các ngành khoa học khác.

Ta cũng nên tò mò một chút: Ngô Bảo Châu được đào tạo từ “lò” nào ra vậy? Xin thưa: từ Trường cao đẳng Sư phạm Paris. Và theo thổ lộ của Châu với tạp chí Diễn Đàn (Paris) năm 2005 thì khi học ở đây anh cũng khá vất vả.

Nghe tin Ngô Bảo Châu, tôi liên tưởng tới một người sống cách Châu rất xa về thời gian, song cũng là một sinh viên Cao đẳng Sư phạm Paris, tên Romain Rolland. Ông Romain Rolland viết bộ tiểu thuyết Jean-Christophe bốn tập trong thời gian 12 năm. Có người chê ông viết kéo dài ra như vậy thì thế nào cũng can tội luộm thuộm rồi còn gì! Vì vậy mà trong lời nói đầu sách của mình, Romain Rolland có nói về chuyện đó, những lời lẽ rất đáng cho ta chú ý như thế này: vốn dĩ đã là sinh viên cao đẳng sư phạm, làm sao tôi có thể có lối làm ăn luộm thuộm cho được kia chứ?

Chúng ta đều biết rằng tên “trường sư phạm” của Pháp là École Normale theo nghĩa đen là “một thứ nhà trường chuẩn mực”. Chữ “norme” theo gốc tiếng Hi Lạp nghĩa là cái thước thợ để các ông thợ xây căn các góc tường cho vuông thành sắc cạnh, cho nhà khỏi đổ ụp.

Học sư phạm ra, học cách làm con người chuẩn mực rồi thì sau đó phải hành nghề cho chuẩn mực mới thành con người chuẩn mực, cái lý ở đời là như vậy.

Và chúng ta hãy liên tưởng tiếp: giả sử như Ngô Bảo Châu và Romain Rolland cứ tối ngày đi họp, rồi soạn những giáo án không dùng vào giờ dạy học mà chỉ để... trình, rồi... làm vô thiên lủng những việc không chuyên nghiệp khác (không chuẩn mực), những việc ngày xưa cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên phê phán vui là “chạy vòng quanh nhà trường”, thì làm sao có người giáo viên hiền tài? Suy rộng ra, làm sao từng con người phát huy được tiềm năng để thành người tài?

Hệ quả trực tiếp của sự không chuyên nghiệp, không chuẩn mực, của trò đùa có thưởng chạy quanh nhà trường, một khi đã không đi vào thực chất hoạt động giáo dục, mà lại cứ muốn giữ thể diện mỗi dịp tổng kết, sơ kết thì chuyện tạo ra thành tích dỏm là điều dễ hiểu.

Nên nhớ rằng bệnh thành tích với ai đó là cần thiết nhưng lại là điều xấu hổ đối với những người trung thực. Một lần nữa, xin hãy nghe Ngô Bảo Châu nói: “Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức” (VietNamNet, ngày 13-12-2009).

PHẠM TOÀN

Ta cũng nên tò mò một chút: Ngô Bảo Châu được đào tạo từ “lò” nào ra vậy? Xin thưa: từ Trường cao đẳng Sư phạm Paris. Và theo thổ lộ của Châu với tạp chí Diễn Đàn (Paris) năm 2005 thì khi học ở đây anh cũng khá vất vả.

Nghe tin Ngô Bảo Châu, tôi liên tưởng tới một người sống cách Châu rất xa về thời gian, song cũng là một sinh viên Cao đẳng Sư phạm Paris, tên Romain Rolland. Ông Romain Rolland viết bộ tiểu thuyết Jean-Christophe bốn tập trong thời gian 12 năm. Có người chê ông viết kéo dài ra như vậy thì thế nào cũng can tội luộm thuộm rồi còn gì! Vì vậy mà trong lời nói đầu sách của mình, Romain Rolland có nói về chuyện đó, những lời lẽ rất đáng cho ta chú ý như thế này: vốn dĩ đã là sinh viên cao đẳng sư phạm, làm sao tôi có thể có lối làm ăn luộm thuộm cho được kia chứ?

Chúng ta đều biết rằng tên “trường sư phạm” của Pháp là École Normale theo nghĩa đen là “một thứ nhà trường chuẩn mực”. Chữ “norme” theo gốc tiếng Hi Lạp nghĩa là cái thước thợ để các ông thợ xây căn các góc tường cho vuông thành sắc cạnh, cho nhà khỏi đổ ụp.

Học sư phạm ra, học cách làm con người chuẩn mực rồi thì sau đó phải hành nghề cho chuẩn mực mới thành con người chuẩn mực, cái lý ở đời là như vậy.

Và chúng ta hãy liên tưởng tiếp: giả sử như Ngô Bảo Châu và Romain Rolland cứ tối ngày đi họp, rồi soạn những giáo án không dùng vào giờ dạy học mà chỉ để... trình, rồi... làm vô thiên lủng những việc không chuyên nghiệp khác (không chuẩn mực), những việc ngày xưa cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên phê phán vui là “chạy vòng quanh nhà trường”, thì làm sao có người giáo viên hiền tài? Suy rộng ra, làm sao từng con người phát huy được tiềm năng để thành người tài?

Hệ quả trực tiếp của sự không chuyên nghiệp, không chuẩn mực, của trò đùa có thưởng chạy quanh nhà trường, một khi đã không đi vào thực chất hoạt động giáo dục, mà lại cứ muốn giữ thể diện mỗi dịp tổng kết, sơ kết thì chuyện tạo ra thành tích dỏm là điều dễ hiểu.

Nên nhớ rằng bệnh thành tích với ai đó là cần thiết nhưng lại là điều xấu hổ đối với những người trung thực. Một lần nữa, xin hãy nghe Ngô Bảo Châu nói: “Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức” (VietNamNet, ngày 13-12-2009).

=====================================================================

Từ thuở nhỏ do sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi thường là đứa trẻ phá phách nhất nhà: từ trộm cắp vặt trong nhà đến đánh lộn với lũ bạn hàng xóm, mà mỗi khi sự việc xảy ra thì tôi bị ông nội tôi đánh tôi hàng chục roi bằng "đuôi cá đuối" nên tôi càng bất mãn.

Đến 9 tuổi tôi mới được vào lớp năm (lớp một bây giờ), do lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên tôi thường được chọn làm trưởng lớp, cũng là có dịp để tôi "tung hoành" với các bạn cùng lớp. Nhưng cái tâm của thầy cô lúc ấy đã giáo dục tôi, tôi đã giảm bớt nhiều thói xấu và cố gắng học tốt hơn.

Điều tôi cảm động nhất là vào cuối năm học lớp đệ tứ (lớp chín) bây giờ, thầy dạy môn hóa học của tôi ở trường TH tư thục KT (đường NĐC) là thầy Trần Thượng Thủ phê vào thành tích biểu của tôi: Giàu lòng vị tha! Với đứa học sinh thường chọc phá thầy, lời phê "Giàu lòng vị tha" làm cho tôi day dứt và tự biến đổi mình cho phù hợp với niềm tin của thầy đối với tôi.

Suốt quãng đời đi học còn lại, tôi luôn lấy cái "giàu lòng vị tha" đem ra ứng xử với bạn học và mọi người chung quanh. Gia đình tôi ngạc nhiên vì một đứa trẻ bất trị bằng roi đòn như tôi lại thay đổi lớn như thế, chứ họ đâu hiểu là họ "thừa roi đòn" nhưng lại thiếu "cái tâm" đối với tôi!

Và tôi đã vào ngành sư phạm để tiếp bước theo thầy, suốt quãng đời làm thầy, tôi học ở thầy là đem cái tâm ra giúp đỡ các em, nhất là những em hay nghịch ngợm, quậy phá giống như tôi ngày xưa. Khi tôi phải bất đắc dĩ dùng roi để phạt các em thì chính tôi cũng rơm rớm nước mắt và các em cũng khóc vì hối hận.

Sau hình phạt ấy, không có hận thù mà chỉ có sự cảm thông giữa tôi và các em: các em không muốn tôi phạt, tôi buồn nên cố gắng học hơn và tôi có dịp xem lại mình còn thiếu sót điều gì trong việc dạy dỗ các em.

Bao nhiêu lớp học sinh của tôi đã ra đời với nhiều ngành nghề trong xã hội, có đứa đã làm cha, làm mẹ... và còn một lớp trẻ đang học với tôi trong năm cuối nhà giáo này của tôi và cuối cấp của các em. Tôi rất tự hào khi các em dù trong hoàn cảnh, nghề nghiệp nào... đều luôn thương mến tôi. Đó là niềm vui mà tôi nghĩ chỉ là niềm vinh hạnh duy nhất chỉ có ở nhà giáo.

------------------

Ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cảm ơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét