Khống chế đường huyết để bảo vệ thận


Thận - cơ quan cần được bảo vệ đặc biệt

Từ vài thập kỷ nay, bệnh thận mạn tính, bệnh tăng huyết áp (THA) và tim mạch đã thay thế các bệnh lây nhiễm trong cơ cấu bệnh tật trên toàn thế giới. Đây là một thách thức lớn với sức khỏe cộng đồng và ngân sách của từng quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm khuẩn sẽ giảm 3%, ngược lại, các bệnh mạn tính - bệnh thận, bệnh tim mạch sẽ tăng 17% trong vài thập niên tới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Theo Hội Thận học thế giới, hiện nay có trên 500 triệu (chiếm 10%) người trưởng thành trên thế giới bị bệnh thận mạn tính ở các mức độ khác nhau, trong đó trên 1,5 triệu người được điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, ghép thận. Ước tính con số này sẽ tăng gấp đôi trong thập niên tới.

Điều trị thay thế thận rất tốn kém, người nghèo, ở các nước có thu nhập thấp ít có cơ hội được điều trị thay thế thận. Theo thống kê, trên 80% bệnh nhân được điều trị thay thế thận sống ở các nước phát triển. Ở Ấn Độ và Pakistan chỉ đáp ứng được dưới 10% nhu cầu. Ở Mỹ, năm 1999 có 340.000 người suy thận mạn giai đoạn cuối được lọc máu chu kỳ, dự kiến đến năm 2010, con số này sẽ là 650.000 người.

Ở Việt Nam, theo điều tra năm 1990, tỷ lệ suy thận mạn dao động khoảng từ 0,6 - 0,81% tùy từng vùng. Nhu cầu ghép thận khoảng 5,5/100.000 người. Hiện nay có khoảng hơn 5.500 bệnh nhân được lọc máu chu kỳ, hơn 1.100 người được lọc màng bụng liên tục ngoại trú và hơn 300 người được ghép thận. Như vậy chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở Việt Nam được điều trị thay thế.

Bệnh thận mạn tính liên quan nhiều đến THA, bệnh lý tim mạch và đái tháo đường. Hàng năm có khoảng 12 triệu người tử vong vì biến chứng tim mạch liên quan đến suy thận mạn tính. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới, năm 2000 có 146 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường (ĐTĐ), con số này sẽ tăng lên là 285 triệu người năm 2010 và năm 2030 là 438 triệu người. Ở Việt Nam, tại các trung tâm lọc ngoài thận, số người bị suy thận giai đoạn cuối do ĐTĐ ngày càng tăng.

Năm nay, Ngày thế giới phòng chống bệnh thận mạn tính là ngày 11/3 với chủ đề Cần khống chế đường huyết. Để hưởng ứng, ngành y tế và Hội Thận học tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về biến chứng thận của bệnh ĐTĐ, sự gia tăng bệnh nhân suy thận do ĐTĐ, các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Đặc biệt nhấn mạnh: Chế độ ăn uống: hạn chế chất bột, ngọt, đường; Lối sống, sinh hoạt lành mạnh: tránh béo phì, thể dục dưỡng sinh, không hút thuốc; Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần với đo cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm đường và mỡ máu.

Bệnh thận mạn tính

Theo Hội Thận học Mỹ, bệnh thận được coi là mạn tính khi có sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận trên 3 tháng. Lúc đó, trong nước tiểu có protein, creatinin trong máu tăng làm mức lọc cầu thận giảm và mô học thận, siêu âm thận thay đổi.

Các giai đoạn của bệnh

Dựa vào creatinin máu từ đó suy ra mức lọc cầu thận theo các công thức Gault - Cockcroft hoặc MDRD, Hội Thận học Mỹ và Hội đồng về cải thiện tiên lượng bệnh lý thận toàn cầu phân loại bệnh thận mạn tính có 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tổn thương thận với mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng lớn hơn hay bằng 90ml/phút/1,73m2.

Giai đoạn 2: Tổn thương thận với mức lọc cầu thận giảm nhẹ từ 60 - 89 ml/phút/1,73m2.

Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm vừa từ 30 - 59ml/phút/1,73m2.

Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận giảm nặng từ 15 - 29 ml/phút/1,73m2.

Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối. Mức lọc cầu thận nhỏ hơn 15 ml/phút/1,73m2.

Tùy theo mức độ suy thận để chọn phương pháp điều trị thích hợp. Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 chỉ điều trị bảo tồn. Nếu suy thận giai đoạn cuối, điều trị bảo tồn không hiệu quả, cần điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú hoặc ghép thận.

Phòng ngừa bệnh thận mạn tính: Cần điều trị tốt viêm cầu thận cấp, sỏi đường tiết niệu; Tránh béo phì, thừa cân; Kiểm soát tốt THA, ĐTĐ, rối loạn mỡ máu; Chế độ ăn uống thích hợp: ít muối, thành phần hợp lý, không lạm dụng bia, rượu; Không hút thuốc.

Tóm lại, phòng ngừa bệnh thận là nhiệm vụ của từng người. Chúng ta cần có đủ kiến thức nhằm phát hiện bệnh, điều trị đúng hướng để diễn biến chậm đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

PGS.BS. Trần Văn Chất

(Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu - thận học Việt Nam)


Thai nhi có nang ở thận


TTO - Em 30 tuổi, mang thai được 6 tháng, vừa rồi em đi siêu âm BS nói có nhiều nang ở thận, nước ối ít hơn bình thường. BS khuyên em đi bệnh viện để xử lý. Em muốn được BS tư vấn. Gia đình em cũng có nhiều người có nhiều nang ở thận.

Trong quá trình khảo sát thai nhi, siêu âm hệ thống tiết niệu của thai nhi là một phần không thể thiếu. Về hình thái học, có thể phát hiện các dị dạng hệ niệu của thai nhi và dựa vào lượng nước ối có thể đánh giá chức năng của thận thai nhi. Khi khảo sát hệ niệu thai nhi, các vấn đề cần đánh giá:

- Có bàng quang hay không

- Có thận hay không, vị trí, kích thước, có nang

- Có giãn hệ niệu hay không (giãn đái bể thận, niệu quản..)

- Tổn thương một bên, hai bên

- Giới tính của thai nhi

Bất thường về nhiễm sắc thể sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu dị dạng thận đơn độc và tăng gấp 30 lần nếu ngoài bất thường thận còn có các bất thường khác đi kèm.

Trong nhóm bệnh lý nang thận bao gồm:

- Thận loạn sản nang

- Thận loạn sản nang do tắc nghẽn

- Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội hoặc gen lặn.

Thận loạn sản nang do có sự tắc nghẽn của hệ niệu cao trước 10 tuần tuổi thai. Tình trạng này thường xảy ra ở 1 bên thận và thận này không có chức năng nên tiêu lượng sẽ phụ thuộc vào thận còn lại. Siêu âm thì thận rất lớn có nhiều nang, nhưng ối bình thường nếu thận đối bên bình thường.

Loạn sản nang do tắc nghẽn là tình trạng hệ niệu bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn sau 10 tuần. Khởi đầu có hình ảnh thận trướng nước có vỏ mỏng với nhiều nang nhỏ, dần dần thận loạn sản giảm chức năng bài tiết, hết trướng nước co nhỏ lại.

Bệnh thân đa nang di truyền theo gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường đặc trưng bởi sự giãn dạng nang của các tiểu quan thận từ 1-2 mm. Tiên lượng xấu vì dẫn tới suy thận nhưng thời gian biểu hiện có thể sau sinh, trẻ em và thiếu niên. Nguy cơ tái phát là 25%.

Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội là tình trạng xuất hiện nang ở thận, gan và một số cơ quan khác. Bệnh xuất hiện trong thai kỳ và trong thời kỳ sơ sinh.

Phân biệt bệnh thận đa nang theo gen trội hay lặn dựa vào siêu âm thận của người mẹ và người cha.

Trong tình trạng của chị:

- Thận thai nhi có nhiều nang có thể đây là tình trạng loạn sản nang do tắc nghẽn.

- Tình trạng nước ối hơi ít hơn bình thường, có khả năng thận hoạt động có phần suy giảm. Do đó, cần có sự theo dõi sát tình trạng nước ối. Nếu lượng ối ngày càng giảm và trở thành vô ối thì tình trạng tắc nghẽn quá nặng, có thể phải chấm dứt thai kỳ (thận đa nang nặng thường kèm theo thiểu sản phổi ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi). Nhưng nếu tình trạng ối được giữ ở mức cho phép, chị có thể tiếp tục theo dõi thai cho tới khi sinh.

Sau sinh, chị cần cho bé đi kiểm tra sớm để giúp phát hiện sớm nguyên nhân và vị trí tắc nghẽn, tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết.

- Trong gia đình chị, có tình trạng thận đa nang, chị nên đi kiểm tra chính chị để tiên lượng vấn đề di truyền.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện


Phòng trị bệnh than hại mía


Hỏi: Mía ở vùng chúng tôi mấy năm gần đây thường bị một chứng bệnh như sau: cây mía tự nhiên đẻ nhiều cây con, không lớn được, đốt mía mọc kéo dài ra, lá nhỏ và ngắn lại, lá trên ngọn mọc ra một cây giống như cái cần câu, cong xuống, bên trong chứa đầy bột than đen. Cuối cùng cả bụi mía bị chết khô. Hiện nay, chứng bệnh này đang xuất hiện khá nhiều trên mía gốc tái sinh, nhất là trên giống mía Quế Đường. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?

Nguyễn Văn Mùi và một số bà con ở xã Ya Chim, xã Đăk Năng, Tp Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Trả lời: Trên cây mía có khá nhiều loại sâu bệnh gây hại, nhưng triệu chứng mà các bạn mô tả theo chúng tôi cây mía của các bạn đã bị bệnh than (còn gọi là bệnh đen bột, bệnh than xoắn đọt...) gây hại. Bệnh do nấm Ustilago scitaminea H. sydow gây ra. Bào tử của nấm bệnh tồn tại trong đất, trên hom giống, trên những roi chứa bào tử mọc ra từ ngọn cây mía (mà các bạn đã mô tả giống như cái cần câu), bám dính trên cây mía, bay trong không khí... Bào tử lan truyền nhờ gió, nhờ nước, nhờ phương tiện vận chuyển từ vùng có bệnh sang vùng chưa bị bệnh… Khi cây mía mọc mầm bào tử sẽ nẩy mầm và xâm nhiễm vào bên trong để gây bệnh cho cây ngay từ khi cây mía còn nhỏ. Những hom giống đã bị nhiễm bệnh, khi trồng xuống cây con sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh.

Khi bị bệnh cây mía sẽ đẻ nhánh nhiều, nhìn bụi mía giống như bụi sả. Cây mía nhỏ không lớn được, đốt kéo dài ra, lá hẹp và ngắn lại, cây mía mất khả năng ra lóng mới. Cuối cùng lá đọt mọc ra một roi cong, bên trong chứa đầy bào tử nấm nhìn giống như một khối bột mầu đen (đây là triệu chứng đặc trưng, điển hình chỉ có ở bệnh than). Cây mía tàn lụi dần và chết. Khi màng mỏng bao bọc bên ngoài của roi này vỡ, các bột phấn đen lộ ra giải phóng bào tử nấm, phát tán vào không khí, rơi xuống đất, bám vào cây mía... để tiếp tục gây bệnh cho cây khác, cho vụ sau. Những giống mía khác nhau, cây roi chứa bào tử bệnh sẽ có hình dạng và độ dài khác nhau, có giống ngắn, nhưng cũng có giống dài đến 2-3 mét.

Do hiện tượng tích lũy nên bệnh gây hại trên những ruộng mía tái sinh (mía để gốc) nhiều hơn trên những ruộng mía tơ (mía mới trồng). Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và khi đã bị bệnh chỉ còn cách đốn bỏ. Bệnh thường phát sinh gây hại nhiều vào hai thời điểm trong năm là tháng 4-6 và tháng 9-11. Như vậy so với mọi năm thì năm nay bệnh đã xuất hiện sớm hơn. Theo đáng giá của Chi cục BVTV tỉnh Kon Tum sở dĩ như vậy có thể là do năm nay bị lũ lụt cộng với đợt ẩm của đất cao và nắng nóng.

Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn phải tiến hành sớm nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ (từ khi chuẩn bị hom giống, chuẩn bị đất trồng), nếu để đến khi bệnh đã xuất hiện mới can thiệp thì hiệu quả sẽ rất thấp. Sau đây là mợt số biện pháp chính:

- Không lấy hom giống ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.

- Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây mía đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy.

- Cày bừa, làm đất kỹ để chôn vùi bớt mầm bệnh.

- Nên sử dụng giống kháng bệnh như: VN 85-1859, R 570, QĐ 15, K 84-200, ROC 1, ROC 2, ROC 8, ROC 20...

- Trước khi trồng nhúng hom giống vào dung dịch 0,2% của thuốc Bendazol 50WP trong 5 phút, hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C, khoảng 15-20 phút.

- Cần bón phân cân đối giữa NPK để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng với bệnh.

- Kiểm tra ruộng mía thường xuyên để phát hiện sớm và thu gom kịp thời những cây đã bị bệnh đem ra khỏi ruộng, tiêu hủy. Khi thu gom nhớ khéo léo đưa những roi chứa bào tử vào trong bao nilon, buộc kín miệng, tránh bào tử phát tán.

- Khi ruộng đã bị bệnh nặng không nên để mía gốc tái sinh cho năm sau.

- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm, các bạn nên luân canh với cây trồng khác khoảng 1-2 năm sau mới trở lại trồng mía.


Thái Lan thêm 3 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1N1


(VOV) - Trong đó có 1 trường hợp nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao

Tuần qua, Thái Lan phát hiện thêm 937 ca nhiễm virus cúm A/H1N1 và 3 trường hợp tử vong, trong đó có 1 trường hợp nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Đó là người đàn ông 28 tuổi bị bệnh thận, tim to và bệnh gan. Hai trường hợp còn lại tử vong do được điều trị muộn. Như vậy, đến nay Thái Lan đã có trên 34.000 bệnh nhân cúm A/H1N1, 212 trường hợp tử vong.

Theo Bộ trưởng Y tế Thái Lan Chụ-rin Lắc-sạ-nạ-vi-sịt, hiện nay đã có hàng trăm ngàn người dân Thái Lan được tiêm vắc-xin phòng chống cúm A/H1N1, đạt 17,5% mục tiêu. Bộ trưởng y tế Thái Lan cho biết thêm, Thái Lan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến cúm A/H1N1 để cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân.

Bộ Y tế Thái Lan cũng nhấn mạnh chú ý theo dõi đối tượng học sinh. Bởi đây là thời điểm bắt đầu nghỉ hè các em sẽ tham gia các hoạt động trại hè, bộ Y tế phối hợp với bộ Giáo dục kiểm tra nghiêm ngặt học sinh nhằm tránh dịch bệnh lây lan./.

PV


Kon Tum: Nhiều diện tích mía mắc bệnh than


Ngày 3/3, Chi Cục trưởng BVTV tỉnh Kon Tum-ông Đinh Quang San cho biết, hầu hết diện tích múa trên địa bàn phường Thống Nhất, Nguyễn Trãi, xã Ya Chim, Đoàn Kết và xã Đăk Năng (TP Kon Tum)…xuất hiện bệnh than, thiệt hại từ 20- 50% diện tích. Theo thông tin ban đầu, loại bệnh này chỉ phát hiện trên cây mía tái sinh và bệnh nặng trên giống mía Quế Đường.

Hiện Chi cục đã điều động cán bộ kỹ thuật phối hợp với chính quyền địa phương điều tra diện tích, đánh giá mức độ thiệt hại từ đó phân loại giống mía và đất trồng bị hại. Chi cục cũng đã khuyến cáo bà con cách phòng ngừa bệnh và xử lý bệnh này.


“Đồng phục” văn hóa?


Hai Phiếm kể:

- Có ông khoan điện vào tường trúng dây điện ngầm, lửa tóe loe may không làm sao...

- Bây giờ thường nhà nào cũng lắp dây điện ngầm nên khoan tường để treo đóng phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất nên lưu lại cái sơ đồ...

- Nhưng ở đây là chuyện chủ nhà không biết nên dù có sơ đồ cũng bằng không!

- Hả?

- Thì ở quận Hà Đông (Hà Nội) đồng loạt gắn biển "Gia đình văn hóa" cho hầu hết các hộ trên địa bàn. Nhiều nhà không biết mình được vinh dự này, đi làm về thấy biển đã được gắn trên tường trước nhà.

- Chà chà... sự tôn vinh này xem ra độc đáo nhất thế giới đây. Khi một quận hầu như nhà nào cũng là "Gia đình văn hóa" thì lãnh đạo quận hẳn là rất có văn hóa!

- Nhưng xem ra chuyện gắn biển "Gia đình văn hóa" đại trà thế này đến người được tôn vinh cũng có người không biết lại bất chấp việc xét duyệt, bình bầu theo quy định xem nhà nào không cãi cọ, không gây mất vệ sinh, không vi phạm pháp luật và vợ chồng, con cái yêu thương nhau thì xem ra có vẻ... chưa văn hóa cho lắm!

- Văn hóa thật sự hay không tính sau, miễn là hầu hết các gia đình trong quận được gắn biển "Gia đình văn hóa" cho khác các quận khác cái đã!

- Khác thế này thì khác nào cả quận mặc đồng phục văn hóa như trẻ mặc đồng phục học sinh còn học hành thế nào, ngoan ngoãn ra sao tính sau!

Hai Phiếm gật gù:

- Văn hóa là chuyện tích lũy cả một quá trình về lối sống, trách nhiệm, cách ứng xử của mỗi người, mỗi nhà chứ đâu phải cứ đóng bốp cái biển "Gia đình văn hóa" lên tường trước nhà là tìm thấy văn hóa đâu.

Nghĩ tôi cũng ngơ ngác:

- Sao cái bệnh thành tích lại có thể biểu hiện một cách ngây ngô và hài hước đến vậy nhỉ?!

- Thôi uống đi! - Hai Phiếm gạt phắt - Chúc mừng cho quận Hà Đông có "đồng phục văn hóa"!

Cả Nghĩ


Suy thận mạn ở trẻ em


Suy thận mạn (STM) ở trẻ em dễ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối và chỉ có phương pháp điều trị thay thế thận là ghép thận và lọc máu mới giúp trẻ duy trì sự sống. Hai phương pháp này tương đối tốn kém không phải gia đình nào cũng có thể điều trị cho con em mình. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chú ý một số vấn đề trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ sẽ giúp trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm bể thận gây suy thận mạn ở trẻ em.

Các nguyên nhân dẫn đến STM ở trẻ em

Viêm cầu thận dẫn đến STM ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó đáng lưu ý là nguyên nhân viêm cầu thận liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm cầu thận cấp). Bệnh thường gặp ở trẻ em sau viêm họng hoặc viêm da. Các nghiên cứu ở nước ta cho thấy có 5 - 10% bệnh nhi, bệnh tiếp tục tiến triển mạn tính và gây suy thận sau 10 năm bị viêm cầu thận cấp. Có 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp xảy ra sau viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn, số còn lại do các vi khuẩn khác. Độ tuổi thường gặp là 6-9, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào các tháng 9 - 12. Nghiên cứu sinh thiết thận ở trẻ viêm cầu thận cấp sau 10 - 15 năm cho thấy có tới 70% trường hợp có tổn thương xơ cứng cầu thận từng phần hoặc hoàn toàn, trong đó 30 - 40% có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Viêm bể thận/viêm thận kẽ đứng hàng thứ hai, trong đó tắc nghẽn đường dẫn niệu chiếm 6,2%, thường do hẹp khúc nối bể thận - niệu quản bẩm sinh. Có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận và điều trị bằng phẫu thuật. Bệnh thận do trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản mỗi lần rặn tiểu chiếm 6,9%. Có thể phát hiện sớm bệnh này bởi triệu chứng trẻ thấy đau tức vùng hố thắt lưng mỗi lần rặn tiểu. Nếu trẻ có triệu chứng trên thì cần chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang kết hợp rặn tiểu để xác định. Hình ảnh Xquang sẽ cho thấy nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản. Bệnh lý này là do khuyết tật ở van giữa niệu đạo và bàng quang, có thể điều trị phẫu thuật khuyết tật này.

Bệnh thận bẩm sinh gặp 16,2% số trẻ STM, trong đó bệnh thận nang chiếm 1,9% có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận. Hội chứng Alport chiếm 1,5%, đây là hội chứng bệnh lý có tính chất gia đình, bệnh biểu hiện bằng suy thận và 50% bệnh nhi có kèm theo điếc. Ngoài ra có thể gặp các bệnh thận bẩm sinh khác như Cystinosis, Oxalosis.

Theo số liệu của Hội Lọc máu và ghép thận châu Âu (EDTA) thì tỷ lệ trẻ em STM thay đổi từ 1 trẻ / 1 triệu dân (ở Hy Lạp) đến 11 trẻ / 1 triệu dân (ở Israel). Ở nước ta chưa có số liệu STM ở trẻ em, nhưng tỷ lệ STM giai đoạn cuối chung cho cả trẻ em và người lớn là 0,06 - 0,08% dân số.

Các bệnh hệ thống gặp 7% số trẻ STM, trong đó viêm thành mạch dị ứng (Henoch - Schonlein - pupura) chiếm 2,4%. Bệnh biểu hiện bằng từng đợt xuất huyết dưới da thể chấm, chủ yếu ở hai chân, đối xứng, có thể kèm theo đau sưng các khớp, có protein niệu, có thể điều trị lui bệnh bằng các thuốc corticoid. Hội chứng tan máu - urê máu chiếm 3,1% biểu hiện bằng vàng da, bilirubin máu tăng, thiếu máu, urê máu tăng.

Hạn chế STM trẻ em bằng cách nào?

Khi đã bị STM thì bệnh sẽ tiến triển dần đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này để duy trì cuộc sống của bệnh nhân phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận, đây là các kỹ thuật cao hết sức tốn kém. Các phương pháp điều trị bảo tồn STM chỉ có vai trò kéo dài thời gian ổn định chức năng thận và làm chậm tiến triển của suy thận đến giai đoạn cuối. Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em như vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở họng hoặc da và các nhiễm khuẩn khác, phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược nước tiểu bàng quang lên niệu đạo, bệnh thận đa nang để có biện pháp điều trị sớm, có thể làm giảm được tỉ lệ trẻ em bị STM.

PGS.TS.BS. Hà Hoàng Kiệm


“Cò” thuốc nam tại lễ hội


Với dáng vẻ lịch sự, đám “cò mồi” vừa đi vừa trò chuyện với nhau rất thoải mái, thân tình, bề ngoài không có ý gì, song thực chất là cố để những người bên cạnh nghe rõ. Cả đoạn đường, nghe số người này bàn tán về loài hoa bách thảo, củ thiên mã chữa được bệnh thận, phong thấp rất hiệu nghiệm, nên khi vừa lễ xong, anh Hòa liền vội vàng xuống núi tìm mua "thần dược"…

Mỗi năm cứ vào dịp sau Tết, tại các lễ hội lớn như Yên Tử, Chùa Hương, Côn Sơn - Kiếp Bạc... có không ít người dân đi kiếm đủ loại cây cỏ ít nhiều có tác dụng chữa bệnh, rồi thổi phồng lên thành "thần dược" để bán lừa du khách hành hương nhẹ dạ, cả tin. Trò lừa này diễn ra từ nhiều năm nay, song không năm nào là không có hành khách gặp "quả đắng".

Mặc dù chưa vào chính hội, nhưng ngày 6 Tết âm lịch, khách thập phương hành hương về Yên Tử đã khá đông. Từ 5 rưỡi sáng, khi trời còn tối mịt, dòng người đã nườm nượp đi bộ lên chùa Đồng. Dọc đoạn đường bộ từ phía sau chùa Giải Oan lên bãi đá An Kỳ Sinh, hay từ chùa Hoa Yên lên đỉnh chùa Đồng, cứ đi vài chặng lại gặp một nhóm bày bán thuốc nam.

Hòa vào dòng người hành hương đi lễ, đám "cò mồi" bán thuốc cũng bắt đầu hoạt động. Với dáng vẻ lịch sự, giọng nói vừa phải, họ trò chuyện với nhau rất thoải mái, thân tình, bề ngoài không có ý gì, song thực chất là cố để những người bên cạnh nghe rõ.

Cả đoạn đường lên đỉnh chùa Đồng, số người này bàn tán về loài hoa bách thảo, củ thiên mã đun lên lấy nước uống chữa được bệnh thận, phong thấp rất hiệu nghiệm, nên khi vừa lễ xong ở chùa Đồng, anh Hòa (Ninh Bình) liền vội vàng xuống núi tìm mua "thần dược". Chẳng mất công tìm, anh nhanh chóng gặp được người đứng bán thuốc trên đường xuống chùa Hoa Yên. Thấy ngoài mình ra, còn có khá nhiều người vây xung quanh tìm hiểu vị thuốc, nên anh Hòa càng tin, vội vàng hỏi kỹ tác dụng của từng loại và cách thức chế biến. Với giá 200.000đ/kg hoa bách thảo và 170.000đ/kg củ thiên mã, và lấy lý do mua mở hàng thì sẽ được bớt 20.000đ/mỗi loại. Nghe bùi tai, anh Hòa liền rút tiền mua liền 2kg hoa bách thảo và 1kg củ thiên mã.

Tay xách nách mang xuống tận chân núi, thấy mấy người cứ nhìn, rồi bảo anh bị lừa rồi, anh Hòa chưa thật tin. Chỉ đến khi thấy bảng nhắc nhở của ban tổ chức anh mới ngã ngửa là mình bị lừa. Hóa ra mấy loại "thần dược" anh kỳ công mang từ trên núi xuống chỉ là các loại rễ cây linh tinh. Không còn cách nào khác, anh Hòa đành ngậm ngùi "ký gửi" hai túi thuốc trị giá hơn 500 ngàn vào sọt rác.

Không chỉ mời chào khách mua hàng, "cò mồi" tại đây còn dùng chiêu "ép" khách. Nhiều người do hiếu kỳ đứng lại xem, sau khi hỏi han một hồi, nếu có ý không mua sẽ bị một số "cò" xung quanh chặn lại cố nài, chỉ đến khi họ chấp nhận mua dù ít dù nhiều thì mới có thể đi tiếp.

Thuốc nam rởm đang được bày bán trên đường lên chùa Đồng, Yên Tử.

Tại khu vực chùa Hương, việc bán thuốc nam cũng thành "công nghệ" với những gian hàng rộng tới hơn chục mét vuông. Thuốc được đóng thành từng gói, có giấy ghi chú thành phần tác dụng rõ ràng, nhưng một hàng bán cả trăm loại thuốc, chữa đủ thứ bệnh, nhìn qua gói nào cũng thấy na ná giống nhau, nên tác dụng thật giả đến đâu hành khách khó lòng mà biết được.

Đáng kể hơn nữa phải nói đến những người bán tam thất nam. Những củ màu nâu vàng nhạt, sần sùi dài chừng ngón tay được gọi là tam thất nam bày bán dọc hai bên đường với giá 50.000-70.000đ/kg. Người mua, người ghé xem đừng thành vòng trong vòng ngoài, còn người bán thì thao thao với việc nói về tác dụng của thuốc chữa chứng bệnh hoa mắt, thiếu máu, nhức đầu, mất ngủ... Nghe bùi tai, trong số đông người đứng xem thì có không ít người rút ví ra mua. Và chỉ khi về nhà hỏi ra mới hay mình bị lừa.

Tình trạng lừa bán thuốc cũng diễn ra ở cả lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc và một số lễ hội khác ở miền Bắc. Từ nhiều năm nay, hầu hết ban tổ chức các lễ hội đều ra sức ngăn chặn, song không ít khách thập phương khi hành hương đi lễ vẫn bị lừa.

Một mùa lễ hội mới lại đang diễn ra trên khắp cả nước, thiết nghĩ người đi lễ nên cảnh giác với những trò lừa bịp này, bởi lẽ đây không chỉ là việc mất tiền oan mà còn là vấn đề sức khỏe. Nếu chẳng may mua phải loại thuốc không đúng tác dụng, uống vào thay vì chữa bệnh lại rước thêm bệnh vào người


FBI kết thúc điều tra vụ phát tán bệnh than 2001


Ngày 19/2, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố kết thúc điều tra vụ phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện và khẳng định tiến sĩ Bruce E. Aivin, nhà nghiên cứu sinh học quốc phòng, đã một mình thực hiện vụ tấn công trên.

FBI kết luận tiến sĩ Bruce E. Ivins đã một mình phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện. (Ảnh: Internet)

Theo thông báo của FBI nêu rõ: "Năm 2007, các nhà điều tra đã kết luận rằng tiến sĩ Aivin làm việc tại Viện Nghiên cứu Quân y về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID) chính là người đã tạo ra chất độc để trong các lá thư" và "bằng chứng từ các cuộc điều tra cho thấy chính Tiến sĩ Aivin đã gửi các bức thư có chứa vi trùng bệnh than qua đường bưu điện".

Trong tháng 9 và 10/2001, ít nhất 5 bức thư chứa vi trùng bệnh than đã được gửi tới hai thượng nghị sĩ Patrick Leahy và Tom Daschle và một vài cơ quan báo chí tại các bang New York và Florida.

Các bức thư có chứa vi trùng bệnh than đã làm 5 người thiệt mạng và 17 người mắc bệnh.

Tiến sĩ Aivin đã tự sát hồi tháng 7/2008 trước khi Bộ Tư pháp Mỹ chính thức khởi tố ông vì tội phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện sau các vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Tiến sĩ Aivin, 62 tuổi, từng làm việc hơn 30 năm tại phòng thí nghiệm sinh học quốc phòng của quân đội Mỹ tại Fort Detrick thuộc bang Maryland. Ông được coi là nhà khoa học hàng đầu của Mỹ về vi trùng bệnh than.

Theo FBI, vụ điều tra về các bức thư mang vi trùng bệnh than là một trong những vụ lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử hoạt động của các cơ quan hành pháp Mỹ./.


FBI kết thúc điều tra vụ phát tán bệnh than 2001


Ngày 19/2, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố kết thúc điều tra vụ phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện và khẳng định tiến sĩ Bruce E. Ivins, nhà nghiên cứu sinh học quốc phòng, đã một mình thực hiện vụ tấn công trên.

Theo thông báo của FBI nêu rõ: "Năm 2007, các nhà điều tra đã kết luận rằng tiến sĩ Aivin làm việc tại Viện Nghiên cứu Quân y về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID) chính là người đã tạo ra chất độc để trong các lá thư" và "bằng chứng từ các cuộc điều tra cho thấy chính Tiến sĩ Aivin đã gửi các bức thư có chứa vi trùng bệnh than qua đường bưu điện".

Trong tháng 9 và 10/2001, ít nhất 5 bức thư chứa vi trùng bệnh than đã được gửi tới hai thượng nghị sĩ Patrick Leahy và Tom Daschle và một vài cơ quan báo chí tại các bang New York và Florida.

Các bức thư có chứa vi trùng bệnh than đã làm 5 người thiệt mạng và 17 người mắc bệnh.

Tiến sĩ Aivin đã tự sát hồi tháng 7/2008 trước khi Bộ Tư pháp Mỹ chính thức khởi tố ông vì tội phát tán vi trùng bệnh than bằng đường bưu điện sau các vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Tiến sĩ Aivin, 62 tuổi, từng làm việc hơn 30 năm tại phòng thí nghiệm sinh học quốc phòng của quân đội Mỹ tại Fort Detrick thuộc bang Maryland. Ông được coi là nhà khoa học hàng đầu của Mỹ về vi trùng bệnh than.

Theo FBI, vụ điều tra về các bức thư mang vi trùng bệnh than là một trong những vụ lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử hoạt động của các cơ quan hành pháp Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)


Kiểm soát bệnh thận qua ăn uống


Theo bác sĩ Umesh Khanna, một chuyên gia về bệnh thận ở Mumbai (Ấn Độ), một chế độ ăn uống cùng lối sống nghiêm ngặt có thể giúp thuyên giảm bệnh thận.

Đó là hạn chế dùng nhiều muối, kali, protein, phốt pho, canxi và nước (gồm trong món súp, trái cây và rau quả chứa nước như nho, cam, táo, dưa hấu, dưa leo, rau diếp...). Cẩn trọng với thực phẩm đã qua chế biến vì thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho những thực phẩm tốt cho thận.

H.Y


Bé trai 11 tuổi bị bệnh thận ứ nước


(Dân trí) - Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM, bệnh viện này vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật đầu tiên điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em bằng phương pháp nội soi, bệnh nhân là Nguyễn văn K (ở Đồng Nai), 11 tuổi.

Trước khi được đưa đến Nhi Đống 2, cháu thường xuyên bị những cơn đau bụng dữ dội hành hạ, khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bác sĩ đã giới thiệu lên Nhi Đồng 2.

Tại đây, sau khi tiến hành xét nghiệm và chiếu chụp, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh thận ứ nước, đã có khối u to nổi lên ở vùng bụng. Đây là chứng bệnh dị tật tiết niệu, bệnh gây nên do hẹp đoạn dẫn nước tiểu, khúc nối giữa thận và niệu quản.

Bệnh nhi đã nhanh chóng được phẫu thuật điều trị bằng kỹ thuật nội soi. Sau khi mổ, sức khỏe của bệnh nhân K đã phục hồi rất tốt, không còn đau bụng, chức năng thận trong giới hạn bình thường.

Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khoa Thận niệu, cho biết: “Loại bệnh này nếu phát hiện và điều trị trễ sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến các biến chứng như tiểu máu, nhiễm trùng tiểu và nặng nề hơn cả là chức năng thận giảm dần đến mất chức năng. Trước đây điều trị loại bệnh này phải mổ mở ổ bụng, đây là ca đầu tiên Bệnh viện Nhi Đồng 2 áp dụng phương pháp mổ nộ soi”.

Vân Sơn


Tin vắn thế giới ngày 28/1


Cựu Tổng thống Guatemala Alfonso Portillo hôm 26/1 đã bị cảnh sát nước này bắt giữ khi định vượt biên bằng đường thủy sang Belize. Trước đó một ngày, nhà chức trách Mỹ cũng đã cáo buộc ông này tội rửa tiền và biển thủ 1,5 triệu USD từ các quỹ từ thiện của nước ngoài nhằm quyên góp tiền mua sách cho trẻ em Guatemala. Nếu bị đưa ra xét xử và bị tuyên có tội, ông Portillo có thể sẽ phải ngồi tù 20 năm.

Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon hôm 26/1 đã bác bỏ thông tin rằng có một tướng cao cấp trong quân đội đang lên kế hoạch đảo chính trước ngày 26-1, thời điểm mà tòa án ra phán quyết về tài sản trị giá 76 tỷ baht của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Trong khi đó, tờ Bangkokpost đưa tin, chính phủ Thái Lan đã nhất trí cử quân đội tham gia hỗ trợ cảnh sát đảm bảo an ninh trước các cuộc biểu tình quy mô lớn của phe "áo đỏ". Tuy nhiên, quyết định này không đi kèm với Luật An ninh Nội địa (ISA).

Mỹ đang thực hiện một kế hoạch mới nhằm đáp trả nhanh hơn và hiệu quả hơn các mối đe dọa và những cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ chuẩn bị các biện pháp đáp trả về y tế, luôn dự trữ các loại thuốc giải độc khẩn cấp. Hồi tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã phát triển một kế hoạch nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí sinh học như bệnh than...

Ấn Độ sẽ phóng tên lửa đạn đạo Agni-III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 2 hoặc tháng 3 tới. Tên lửa Agni-III dài 16,7 m và nặng 50 tấn do Ấn Độ chế tạo, từng được phóng thử thành công hai lần vào tháng 4/2007 và tháng 5/2008 sau lần đầu thất bại năm 2006. Mục tiêu của Ấn Độ là sẽ triển khai tên lửa này vào năm 2012 hoặc 2013.

Liên quân Anh-Mỹ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tổng tấn công vào sào huyệt của Taliban tại miền Nam Afghanistan. Cuộc tấn công sẽ tập trung từ vùng thung lũng sông Helmand đến khu vực phía Tây và Tây-Nam của thủ phủ tỉnh Lashkar Gah, với sự tham gia của 23.000 binh sĩ Anh và Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai vẫn đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình với Taliban. Hôm 26-1, ông Hamid Karzai thậm chí còn đề nghị Liên Hợp Quốc đưa Taliban ra khỏi "danh sách đen" của tổ chức này.

Các nhóm vũ trang Hồi giáo ở Iraq đã tìm được cách lọt qua hàng rào an ninh của Iraq, giấu thuốc nổ trong những chiếc xe chở hàng hóa và đưa chúng tới một nơi bí mật để chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố mới. Theo cảnh báo mới nhất của giới chức quân đội Mỹ, ngày càng có nhiều cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ trên đất Iraq. Người ta lo ngại, chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki khó mà trụ vững trước những đợt tấn công liên tục và nghiêm trọng như hiện nay.

Tử hình là hình phạt mà tòa án tối cao Bangladesh đưa ra ngày 27/1 đối với 5 kẻ tham gia vụ sát hại Tổng thống Sheikh Mujibur Rahman. Ông Mujibur Rahman bị sát hại cùng vợ, 3 con trai và 20 người làm công trong gia đình ngày 15/8/1975. Con gái của ông, hiện là Thủ tướng Sheikh Hasina đã may mắn thoát chết vì khi đó bà đang ở nước ngoài


Mỹ thông báo kế hoạch đối phó khủng bố sinh học


Ngày 26/1, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định thông báo một kế hoạch mới nhằm đáp trả nhanh hơn và hiệu quả hơn các mối đe dọa và những cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học.

Người phát ngôn Nhà Trắng Nick Shapiro cho biết Tổng thống Obama sẽ chỉ thị cho các lãnh đạo chính phủ xem xét lại các kế hoạch liên quan các biện pháp đáp trả về y tế, để luôn sẵn có các loại thuốc giải độc nhanh, đáng tin cậy và đầy đủ trong trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Ông Obama sẽ thông báo kế hoạch này với người dân Mỹ trong thông điệp liên bang ngày 27/1.

Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ sau khi Ủy ban phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) ra báo cáo chỉ trích công tác chuẩn bị và dự phòng của Chính phủ Mỹ trong việc ứng phó và đáp trả một cuộc tấn công khủng bố sinh học.

Tháng 11/2009, Chính phủ Mỹ đã phát triển một kế hoạch nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí sinh học, ví dụ như bệnh than.

Tháng 12/2009, Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh thành lập một hệ thống giúp chính phủ liên bang có thể nhanh chóng triển khai và hỗ trợ các địa phương những biện pháp ứng phó về y tế trong trường hợp xảy ra một vụ khủng bố bằng vũ khí sinh học.

Bất chấp những nỗ lực trên, Ủy ban WMD vừa trao cho Nhà Trắng một báo cáo trong đó vạch rõ những khuyết điểm của chính quyền Obama trong việc chuẩn bị đáp trả một cuộc tấn công khủng bố sinh học hay như việc Mỹ không có đủ vắcxin để phòng cúm A/H1N1 hồi năm ngoái./.

(TTXVN/Vietnam+)


Những người trẻ mắc bệnh 'than'


Xin nói ngay, bệnh "than" ở đây là bệnh tâm lý. Gặp nhau là kể lể, than vãn với những lý do trên trời dưới biển. Than theo phong trào, than cho đỡ… buồn đang là câu cửa miệng của không ít người trẻ.

Không than là lạc hậu

Blogger Hotbaby_lovely mở đầu cho trang nhật ký online bằng dòng tít “Chán như con gián” sau đó là một loạt lý do vì sao chán: Ngày nào cũng học năm tiết căng đầu, học thêm, học bớt, còn mỗi buổi tối thì…học cho ngày mai. Ớn quá! Không! Quá ớn mới đúng…

Tiếp sau lời mở đầu của “chủ nhân”, hàng loạt blog khác cùng ào vào tỏ ý đồng tình với hàng trăm comment sướt mướt. Blogger có tên catvangbx nhấn mạnh “ừ, cố lên em, ngày chị học cũng chán y như thế. Vì mất tự do, giờ lên đại học tưởng được thoải mái hơn không ngờ còn kinh khủng hơn trước nhiều. Chán thật, đời là bể khổ mà!”.

Than vãn lây lan thành phong trào, thành căn bệnh nghiện than vãn của giới trẻ.

Đinh Thị Thùy Dương, sinh viên trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cho biết, trong nhóm bạn chơi cùng Dương ai cũng học khá, chuyện gia đình, bạn bè đều bình thường nhưng hay tìm đủ lý do để than. “Cứ gặp nhau là xúm lại kể lể rồi than vãn. Lâu dần, trở thành một thói quen không bỏ được, thậm chí ai trong nhóm mà không than là lạc hậu so với bạn bè ”.

Chào nhau bằng “chán”

Thường xuyên tiếp xúc với các teen là học sinh phổ thông, Hạnh Lê- biên tập viên báo VTM nhận xét, than chán dường như là căn bệnh trầm kha của phần đông người trẻ, có những bạn cứ mở miệng là than mặc dù không có lý do gì để than nên gọi đó là bệnh than theo phong trào.

Viết blog, đặt trên status, hay nhắn tin than vãn với bạn bè, đồng nghiệp đang là những cách phổ biến mà những người nghiện than vãn này thể hiện.

“Dạo này có gì mới không/ Không, chán lắm” - là câu trả lời cửa miệng của Vũ Bảo - SV khoa Địa lý trường ĐHKH -XHNV TPHCM, đến nỗi bạn bè đặt cho anh chàng này biệt hiệu “chán trường kỳ”.

Không những với giới teen, sinh viên, một bộ phận “cư dân văn phòng” cũng mắc chứng than kinh niên.

Chị Phạm Thanh Loan - công ty tư vấn du học Đại Đông Dương ví dụ, nếu than lương thấp, điều kiện làm việc không lý tưởng còn là lý do chính đáng, đằng này có những lý do rất... phi lí cũng đem ra để than. “Mới đây, tôi hỏi một ứng viên vì sao lại bỏ công việc cũ, ứng viên này buột miệng trả lời ngay “chán quá” khiến tôi bất ngờ và quá hụt hẫng.

Theo tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy, nghiện than chán là hậu quả còn lại của những nắng mưa thất thường thời kỳ tuổi dậy thì. Nhưng dù ở lứa tuổi nào cũng cần sự gần gũi của cha mẹ, bạn bè và những người thân.

Khi cuộc sống căng thẳng, nhiều áp lực, không đạt được mục tiêu đề ra cũng dễ chán nản, than vãn. Khi nhận ra những mâu thuẫn giữa hiện thực và lý tưởng, giữa khả năng và mong ước dễ dẫn đến sự thương tổn về niềm tin và khủng hoảng về giá trị tinh thần. Nhưng nếu triền miên trong sự chán chường thì không thể có ý chí vươn lên và khó tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.

Theo Đặng Trinh


Tin vắn thế giới ngày 25-1


TT - Châu Âu. Ít nhất 16 người nghiện heroin ở Scotland và Đức bị nhiễm bệnh than do hít phải heroin nhiễm bào tử bệnh than. Bảy người ở Scotland và một người ở Đức đã thiệt mạng. Nhà chức trách kêu gọi người nghiện ngừng sử dụng heroin ngay lập tức.

* Afghanistan. Cơ quan bầu cử quyết định dời ngày bầu cử quốc hội từ 22-5 sang 18-9 để có thời gian áp dụng các biện pháp cải tổ nhằm ngăn chặn nạn gian lận trong bầu cử và để lực lượng NATO đủ thời gian cải thiện tình hình an ninh tại khu vực miền nam.

* Nhật. Tổng thư ký Đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền Ichiro Ozawa tuyên bố ông chưa hề nhận tiền quyên góp chính trị một cách bất hợp pháp và khẳng định sẽ không từ chức. Đảng Dân chủ tự do (LDP) đối lập thề sẽ tiếp tục gây sức ép đối với ông Ozawa.

* Iran. Một máy bay chở 157 hành khách và 13 nhân viên phi hành đoàn đã bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay thành phố miền đông Mashhad, làm ít nhất 46 người bị thương nhưng không có ai thiệt mạng.

* Mỹ. Trong một đoạn băng thu âm do Đài Al-Jazeera phát, trùm khủng bố Osama Bin Laden tuyên bố vụ tấn công máy bay Mỹ bất thành ngày 25-12-2009 “là thông điệp tương tự vụ 11-9-2001”. Các chuyên gia tình báo tại Washington nhận định không có bằng chứng cho thấy Bin Laden có liên quan đến vụ 25-12-2009.


Xuất hiện các ca bệnh tả đầu tiên trong năm 2010


(HNM) - Ngày 21-1, Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) chính thức thông báo, xuất hiện 3 ca bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn tả đầu tiên của năm 2010 tại huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, cả 3 trường hợp trên đều là nữ (6 tuổi, 9 tuổi và 19 tuổi sống ở Campuchia) được xác định mắc tả sau khi nhập Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú.

Về dịch cúm A/H1N1, thống kê của các viện vệ sinh dịch tễ, tích lũy đến nay cả nước ghi nhận 11.166 ca dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 56 ca đã tử vong. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, bộ, ban ngành liên quan và các nước, tổ chức quốc tế để theo dõi sát tình hình, triển khai những biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan cũng như tác hại của dịch. Còn trên thế giới, hiện đã có hơn 208 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận bệnh nhân dương tính với vi rút cúm A/H1N1, trong đó 13.554 trường hợp tử vong. Riêng khu vực châu Á, một số nước ghi nhận nhiều ca tử vong do cúm A/H1N1 là: Ấn Độ (1.119 ca), Nhật Bản (145), Trung Quốc (714), Hàn Quốc (170), Thái Lan (196)...

Đáng lưu ý, tại các nước như Đức, Vương quốc Anh đã ghi nhận tình trạng lây truyền bệnh than qua đường tiêm chích ở những người nghiện ma túy trong khi từ trước tới nay rất hiếm gặp phương thức lây truyền bệnh than từ người sang người.


Khi bà xã 'tức nước vỡ bờ'


Anh Toàn vừa vào nhà thì đã thấy mặt vợ cau có, rồi vừa lau những vết giày của anh chị vừa than thở: “Làm muốn bở hơi tai, hết dọn trên lầu lại xuống đất”. Anh nghe phừng phừng hai tai, nhưng cố nhịn.

Khi cảnh sát khu vực của phường 14, quận 4, TP.HCM đến nhà anh Minh Toàn ở hẻm 538 Đoàn Văn Bơ, để can thiệp chuyện vợ chồng anh xô xát, hàng xóm rất ngạc nhiên bởi anh là người luôn nhẹ nhàng với vợ con. Chị Kim Huệ, vợ anh, lại vừa đẹp vừa đảm đang. Theo giải trình của anh Toàn, anh đi nhậu về mệt, vợ không chăm sóc mà than vãn suốt đã khiến anh bực mình.

Anh vào phòng ngủ nhưng không chợp mắt được vì tiếng vợ the thé vọng sang từ bàn học của cậu con trai. “Thân cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, câu này mà hổng hiểu hả? Thân cò là như mẹ nè, cực khổ trăm chiều, hy sinh cả đời cho chồng con, không biết một chút hưởng thụ cho riêng mình. Lớp phục vụ tại nhà, lớp lo cho ông bà nội con, lớp phải đi làm kiếm từng đồng từng cắc. Buôn bán ngoài chợ bộ con tưởng sướng lắm hả? Sáng sớm thức dậy lạnh cóng, trong khi người khác ngáy pho pho...”.

Nghe vợ giảng giải kiểu đó, anh Toàn chạy ra khỏi phòng, hét lớn: “Có im mồm không?", rồi túm lấy vợ mà tát, “Cò nè, nuôi chồng nè!”. Chị Huệ vừa kêu khóc, vừa gọi điện thoại nhờ cảnh sát khu vực can thiệp.

Hai tháng nay, chị Thanh Mi (thợ trang điểm ở quận Phú Nhuận) đã ôm con về nhà mẹ ruột và dọa chồng: “Nếu anh không qua rước tui, xin lỗi tui thì vợ chồng sống ly thân sáu tháng rồi nộp đơn ly hôn luôn”. Mâu thuẫn phát sinh khi anh chị cùng đến bệnh viện Từ Dũ thăm người bạn thân của chị vừa sinh con gái. Chị Mi than thở với bạn sinh con gái thì con khổ, vì bao giờ cũng thiệt thòi hơn con trai. Chị còn đem mình ra làm ví dụ cho cái gọi là “hồng nhan bạc phận”, là “số con rệp”. Anh Uy – chồng chị không chịu được kiểu than vãn của vợ trong bối cảnh như thế, tìm cách ngắt lời nhưng chị vẫn làm tới. Bực mình, anh bỏ về trước. Thế là chiến tranh xảy ra.

Chị chỉ than, nhưng “bộ từ điển đàn ông” trong anh Uy lại dịch ra là vợ đang trách móc chồng, đang tố cáo với bạn anh là người chồng vô trách nhiệm, vô tích sự, chỉ làm khổ vợ con. Rồi đến mẹ chị Mi, nghe lời con lại hình dung con gái mình thật bất hạnh khi sống bên người chồng như thế.

Thực tế, như anh Uy nhận định, chỉ cần được phân nửa như chị Mi là đã có khối bà vợ phải thèm thuồng và tự hào. Anh cho rằng vợ sướng như “hạc” mà cứ tự hạ giá thành “cò”. Bảy năm chung sống, anh luôn dị ứng với lối bi kịch hóa cuộc đời của vợ cũng vì thế, trong khi chị nhấp nhổm trông chờ chồng rước, anh lại phân vân. Anh muốn rước vợ con vì vẫn còn yêu, nhưng rước về thì... Anh đang quá ngán ngẩm với bệnh than của vợ.

“Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều chẳng ai muốn than nhưng khi người vợ phải than vãn, có nghĩa là đã quá mệt mỏi, cần được chồng quan tâm, chia sẻ. Khác với nam giới, phụ nữ ít có thời gian và phương tiện giải tỏa căng thẳng hơn nên than thở cũng là một liệu pháp giải phóng bớt buồn phiền. Than cũng cần thiết nên mới được số đông các bà vợ áp dụng. Nghe vợ than, các ông chồng đừng vội bực mình, la mắng mà bình tâm tìm hiểu mong muốn thầm kín của vợ để điều chỉnh mình” - chị Huỳnh Thư, thành viên Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc ở phường Tân Quy, quận 7, TP HCM tâm sự.

Tuy nhiên, than thở như chị Kim Huệ lại phản tác dụng vì dai dẳng và không đúng lúc, đã làm phát sinh thêm hậu quả, làm tình cảm vợ chồng bị tổn thương. Các bà vợ than thở quá nhiều và không đúng lúc thường khiến chồng đâm ra nhàm và lờn. Đến khi gặp chuyện thực sự khó khăn, đau khổ, có than chồng cũng nghĩ là chuyện bình thường.

Cuộc trắc nghiệm nhỏ với trên 100 khách hàng tư vấn của Viện Tâm lý và giáo dục pháp luật (thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) đã có kết quả: các bà vợ không nên than thở vì than sẽ... phiền. Khi vợ than thở với chồng (hoặc qua trung gian rồi đến tai chồng) thì 95% khả năng chồng sẽ phản ứng bất lợi như to tiếng, lầm lì, bực dọc; chỉ có 5% là điều chỉnh theo ý vợ. Trường hợp vợ tâm tình hoặc nói một cách dí dỏm vào các thời điểm thích hợp như sau bữa ăn, dã ngoại cuối tuần, trên giường ngủ... thì kết quả sẽ ngược lại. Có đến 95% phản ứng tích cực: chồng tiếp nhận thông tin của vợ và sẽ xử lý theo hai hướng: thay đổi theo ý vợ hoặc nghe xong để đó; chỉ có 5% phản ứng bất lợi.

Với nam giới, phụ nữ tác động vào tình cảm sẽ thu được kết quả tốt hơn là tấn công vào lý trí. Nên chọn đúng thời điểm chồng mở lòng để nhận thông tin từ vợ và biết chọn liều lượng thông tin vừa đủ. Đàn ông thích vui tươi, nhẹ nhàng hơn là than trách, ưu phiền.

Vì sao cả chồng lẫn vợ đều phải tuyên chiến với bệnh "than"? Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Khắc Hùng, Viện trưởng Viện Tâm lý và giáo dục pháp luật giải thích bóng bẩy: “Trong nhà chứa đầy than thì không còn chỗ cho tiếng cười và lời nói ngọt ngào, không còn chỗ cho hạnh phúc”.

Người phụ nữ thông minh và biết nghệ thuật làm vợ sẽ không bao giờ than thở, nhưng cũng không cắn răng cam chịu khi gánh vác, quán xuyến tất cả công việc mà luôn biết tự cứu mình. Thực ra, không cần vợ than vãn, người chồng cũng biết hết nỗi nhọc nhằn của vợ, vấn đề chỉ là với những ông chồng lười biếng, ham vui lại gia trưởng, bảo thủ, thì từ “biết” đến “làm” là rất xa.

Nếu một bên không tự giác gánh vác thì việc phân công trách nhiệm trong gia đình là vô cùng cần thiết, nhưng không dễ tí nào. Chị Hạnh Phương (làm kế toán ở quận 3, TP HCM) đúng là cực như “cò” vì lấy phải ông chồng lười biếng. Sau giờ tan sở, về nhà anh chỉ biết làm mỗi việc là tự tắm cho mình. Chị phải lo kiếm tiền nuôi cả nhà, lại phải bao hết mọi việc, từ nấu ăn, rửa chén, đưa đón con đi học, giặt giũ, tưới cây, lau nhà, dạy dỗ các con và giao tế hai bên gia đình, đến cả việc giao dịch với cơ quan công quyền để làm các thứ thủ tục, giấy tờ... cũng chị nốt. Đuối sức, công việc cơ quan bê trễ, chị từng than đủ kiểu nhưng không động lòng chồng. Chị đang định ly hôn thì bị tai nạn giao thông gãy chân.

Trong cái rủi có cái may, chồng chị đã bắt đầu “hợp tác lao động”. Sau khi bó bột, chị họp mặt cả nhà và nhờ mỗi người mỗi việc. Mẹ chồng 78 tuổi sẽ lo nấu ăn, chồng tưới cây, đổ rác mỗi sáng, dậy sớm đưa con đi học, chiều đón con, bé gái bảy tuổi quét nhà, rửa chén, bé trai 15 tuổi đi chợ, giặt giũ... Dù lười, lúc đó chồng chị cũng không thể thoái thác nhiệm vụ. Chẳng lẽ đùn việc cho mẹ già, con dại? Sau một tháng chị Phương gãy chân, chồng chị đã... quen việc, nâng cao trách nhiệm và trở thành điểm tựa cho cả nhà. Điều quan trọng là anh đã hiểu được vì sao trước nay vợ mình cứ “bán than”.

(Theo Phụ Nữ TP HCM)


Trắc nghiệm hiểu biết của bạn về bệnh thận


Sự "hỏng hóc" của quả thận bé nhỏ sẽ khiến bạn phải mất mạng, hoặc cuộc sống phải gắn liền với bệnh viện suốt đời. Vậy bạn đã hiểu về nó đến đâu?

Quả thận tuy nhỏ bé nhưng lại đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Hãy thực hiện bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ về cơ quan này và các bệnh liên quan đến nó.

1. Thông thường mỗi cơ thể chúng ta có mấy quả thận?

a. Một quả

b. Hai quả

c. Ba quả

Câu trả lời đúng là b. Thông thường cơ thể chúng ta có hai quả thận (có trường hợp ngoại lệ chỉ một, hoặc nhiều hơn hai quả). Hình dáng quả thận giống như hạt đậu. Chúng nằm giữa lưng, dưới lồng ngực, ở hai bên xương sống.

2. Thận rất quan trọng là bởi nó:

a. Có khả năng đào thải các độc tố.

b. Giúp bạn tăng cường sức khỏe.

Câu trả lời đúng là a. Thận làm nhiệm vụ lọc máu và chất lỏng trong cơ thể bằng hàng triệu tiểu cầu thận tinh vi. Trong quá trình lọc, thận sẽ đào thải các chất độc và nước qua đường tiết niệu, cân bằng môi trường axit/kiềm. Ngoài ra, thận còn sinh ra một số loại hormon có ích cho cơ thể như erythorpoietin, giúp hình thành các tế bào máu.

3. Trung bình mỗi ngày, thận phải lọc bao nhiêu lít máu và chất lỏng?

a. 2 lít

b. 20 lít

c. 200 lít

Câu trả lời đúng là c. Trung bình một ngày, hàng triệu tiểu cầu thận phải lọc khoảng hơn 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học. Sau khi lọc, có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.

4. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận nếu bị một trong các bệnh nào?

a. Tiểu đường

b. Cao huyết áp

c. Trong gia đình từng có người mắc bệnh thận

d. Cả ba đáp án trên.

Câu trả lời đúng là d. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người khác nếu như trước đó bạn từng bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc gia đình có người bị bệnh thận. Theo thống kê, có đến một nửa số bệnh nhân tiểu đường cũng bị các chứng bệnh liên quan đến thận. Khoảng 1/3 số bệnh nhân huyết áp cao mắc bệnh thận.

5. Bạn có thể phát hiện ra mình mắc bệnh thận bằng cách nào?

a. Thử máu

b. Thử nước tiểu

c. Cả hai phương pháp trên.

Câu trả lời đúng là c. Có hai cách để bạn biết chính xác mình có mắc bệnh thận không. Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra một chất mang tên creatinie có mặt trong chất thải. Hàm lượng chất này sẽ giúp bác sĩ có cơ sở kết luận bạn đang mắc bệnh thận ở cấp độ nào. Cũng có thể dùng biện pháp thử nước tiểu để xác định hàm lượng protein. Quá nhiều protein trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thận.

6. Bạn có cần thiết kiểm soát lượng muối và kali nạp vào cơ thể không?

a. Không

b. Có

Câu trả lời đúng là b. Cần kiểm soát lượng muối và kali “nạp" vào cơ thể, bởi muối có thể tích tụ, lắng đọng và làm cho thận phải làm việc nhiều hơn. Còn kali có thể làm ảnh hưởng đến nhịp đập của tim.

7. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận bằng cách nào sau đây?

a. Uống thuốc bổ thận

b. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện, bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng ở mức chuẩn

c. Không đáp án nào đúng.

Câu trả lời đúng là b. Những thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, chế độ ăn nhiều chất xơ, tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày, duy trì mức cân nặng và từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn sở hữu những quả thận khỏe mạnh và loại trừ nguy cơ bệnh thận.


Cách ăn uống giúp thận khỏe


Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần phòng ngừa bệnh thận cũng như làm chậm tiến triển của bệnh suy thận.

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu đường và cao huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Đã có nhiều trường hợp phải vào viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm,...

Ăn cân bằng với lượng đạm động vật trung bình 100 – 200g mỗi ngày sẽ tốt cho quả thận.

Khi bị suy thận, tùy giai đoạn bệnh đã được lọc thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc.

Còn đối với người khỏe mạnh chưa mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần chú ý một vài lời khuyên sau đây:

Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận.

Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.

Hơn 72.000 bệnh nhân suy thận chờ chết

Hiện nay ở nước ta có khoảng sáu triệu người bị bệnh thận (chiếm gần 7% dân số), trong đó có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, 90% số này (hơn 72.000) đang chờ chết và chỉ có khoảng 10% là có điều kiện chữa trị như thẩm phân, lọc thận, một số rất ít được ghép thận. Tuy nhiên với con số 10% này cũng đã gây quá tải cho các bệnh viện có đơn vị lọc thận cũng như tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn chỉ để duy trì một cuộc sống lây lất. Vì vậy để giảm thiểu số lượng bệnh nhân bị suy thận nặng, cần hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển nhanh, để có biện pháp theo dõi, điều trị cũng như cách ăn uống có lợi cho quả thận.

Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.

Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá... có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200g thịt, cá... mỗi ngày sẽ tốt hơn.

Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hóa thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.

Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.

Theo BS Lê Thị Ngọc Vân

Khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM

SGTT


Cách ăn uống giúp thận khỏe


Hiện nay ở nước ta có khoảng sáu triệu người bị bệnh thận (chiếm gần 7% dân số), trong đó có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, 90% số này (hơn 72.000) đang chờ chết và chỉ có khoảng 10% là có điều kiện chữa trị như thẩm phân, lọc thận, một số rất ít được ghép thận. Tuy nhiên với con số 10% này cũng đã gây quá tải cho các bệnh viện có đơn vị lọc thận cũng như tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn chỉ để duy trì một cuộc sống lây lất. Vì vậy để giảm thiểu số lượng bệnh nhân bị suy thận nặng, cần hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển nhanh, để có biện pháp theo dõi, điều trị cũng như cách ăn uống có lợi cho quả thận.

SGTT - Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần phòng ngừa bệnh thận cũng như làm chậm tiến triển của bệnh suy thận.

Ăn cân bằng với lượng đạm động vật trung bình 100 – 200g mỗi ngày sẽ tốt cho quả thận. Ảnh: Rau Đắng

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu đường và cao huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Đã có nhiều trường hợp phải vào viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm,... Khi bị suy thận, tùy giai đoạn bệnh đã được lọc thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Còn đối với người khỏe mạnh chưa mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần chú ý một vài lời khuyên sau đây:

Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận. Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.

Hơn 72.000 bệnh nhân suy thận chờ chết

Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.

Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá... có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200g thịt, cá... mỗi ngày sẽ tốt hơn.

Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hóa thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.

Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.

BS Lê Thị Ngọc Vân

Khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM

Bài sẽ được đăng trên báo giấy Sài Gòn Tiếp Thị, số ra ngày mai, 20.01.2010, phát hành tại các sạp báo. Mời các bạn đón đọc để biết thêm nội dung chi tiết!


Đái tháo nhạt - Cách nhận biết và điều trị


Hiện nay, số bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh chóng và sự quan tâm của cộng đồng đến căn bệnh này cũng nhiều hơn do biến chứng nặng nề của bệnh. Tuy nhiên, song song với ĐTĐ, đái tháo nhạt (ĐTN) cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy ĐTĐ và ĐTN có gì giống và khác nhau? Biến chứng của ĐTN có nguy hiểm không?...

Các dạng chính của ĐTN

Có 3 dạng bệnh ĐTN chính là:

ĐTN trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá hủy, lượng ADH sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi đái rất nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên hoặc u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não...

ĐTN do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu. Nguyên nhân gây khiếm khuyết có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đa nang...). Ngoài ra, một số thuốc như lithium (điều trị bệnh tâm thần), tetracycline (kháng sinh), methoxyflurane (thuốc gây mê), colchicin (thuốc điều trị bệnh gout)... cũng có thể gây ĐTN do thận. Một số trẻ sơ sinh bị ĐTN ngay sau khi đẻ thường do nguyên nhân di truyền gây biến đổi vĩnh viễn khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Gen gây bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể Y nên bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ trai.

ĐTN ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị ĐTN do nhau thai của họ tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy ADH (vasopressinase). Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối.

Bệnh ĐTN có thể gặp ở những bệnh nhân (BN) bị hạ kali máu, tăng calci máu ... có giảm sự cô đặc nước tiểu (giảm tái hấp thu). Tuy nhiên có tới 30% số BN bị ĐTN không thể tìm được nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh ĐTN

Triệu chứng ở người lớn:

Triệu chứng nổi bật là đái rất nhiều và uống cũng rất nhiều. BN ĐTN thường đái từ 4 - 8lít/ngày, có thể tới 15 - 20 lít/ngày vì thế trung bình 30 - 60 phút họ phải đi tiểu 1 lần, kể cả ban đêm. Mức độ khát nước rất dữ dội khiến BN phải uống nước liên tục, một số người có thể bị mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, thậm chí hôn mê.

Tuy nhiên BN ĐTN lại ít khi bị gầy sút và không bao giờ có hiện tượng kiến bâu vào nước tiểu (khác với ĐTĐ). Vì thế cần đi khám bác sĩ ngay nếu có đái nhiều và uống nhiều để tránh bị mất nước nặng.

Trẻ em bị bệnh ĐTN có thể có những biểu hiện khác lạ như: trẻ quấy khóc nhiều; bỉm thường xuyên bị ướt; sốt, nôn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu mất nước; da khô và chân tay lạnh; trẻ chậm lớn, thậm chí sút cân.

Các biến chứng của bệnh ĐTN

Xảy ra khi lượng nước uống vào ít hơn lượng nước tiểu, chủ yếu là ở những BN già hoặc BN là trẻ em gây mất nước: nhịp tim nhanh, huyết áp tụt; yếu cơ, đau cơ; sốt, đau đầu, sút cân; xét nghiệm thấy tăng natri máu.

Làm cách nào chẩn đoán bệnh ĐTN?

Để chẩn đoán xác định ĐTN, tất cả các BN nghi ngờ đều phải thực hiện test nhịn uống tại bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để chẩn đoán chắc chắn ĐTN và thể ĐTN (do thận hay do tuyến yên).

Chuẩn bị: Tốt nhất BN cần được nhập viện từ tối hôm trước.

Thực hiện: Test có thể kéo dài 5 - 8h. Bắt đầu lúc 5h sáng, BN được yêu cầu đi tiểu hết và sau đó không được uống nước nữa. Thu thập nước tiểu của BN mỗi 1h để làm xét nghiệm. Trong suốt thời gian đó BN được theo dõi sát về cân nặng, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, tình trạng mất nước. Sau khoảng 5 - 8h sẽ tiến hành đánh giá dựa trên thể tích nước tiểu và các kết quả xét nghiệm:

Các xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán nguyên nhân: Xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm để chẩn đoán bệnh thận mạn tính. Chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện các tổn thương tuyến yên.

Tuyến yên bị tổn thương dễ dẫn đến đái tháo nhạt.

Điều trị bệnh ĐTN

Điều trị chung: Với mọi BN ĐTN thì điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Vì thế với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2 - 3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc gì. Những BN đi tiểu nhiều lần khiến BN mất thời gian và phiền toái nên cần phải được điều trị để hạn chế đái nhiều. Dù đi đâu, làm gì thì BN ĐTN cũng phải mang theo hoặc chuẩn bị có đủ nước uống, nhất là trong những ngày hè.

Điều trị đặc hiệu: Phương thức điều trị phụ thuộc loại ĐTN

ĐTN trung ương: Nếu bệnh gây ra bởi các bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên như u tuyến yên thì cần điều trị bệnh chính này trước, ví dụ phẫu thuật loại bỏ khối u. Vì nguyên nhân của bệnh là thiếu ADH nên BN sẽ được điều trị thay thế bằng loại hormon tổng hợp có tác dụng tương đương có tên là demopressin dưới dạng thuốc xịt mũi, viên uống (minirin) và cả dạng tiêm. Thuốc có tác dụng tốt và an toàn ở đại đa số BN, giúp BN có cuộc sống bình thường. Với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể chỉ cần dùng thuốc 1 lần vào buổi tối để đảm bảo có giấc ngủ ngon. Còn nếu BN là trẻ em thì cần ưu tiên điều trị ban ngày để hạn chế BN phải đi ra nhà vệ sinh nhiều lần trong giờ học.

ĐTN do thận: Nguyên nhân của bệnh là do thận không đáp ứng với kích thích của ADH, nên điều trị demopressin sẽ không có hiệu quả. BN ăn chế độ ăn nhạt để hạn chế tạo quá nhiều nước tiểu và uống đủ nước để tránh bị mất nước. Thuốc hydrochlorothiazide (biệt dược hypothiazide) vốn là thuốc lợi tiểu nhưng ở các BN ĐTN do thận nó lại có tác dụng làm thận giảm sản xuất nước tiểu. Hypothiazide có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc khác như indometacin, clofibrate hoặc tegretol... Nếu bệnh ĐTN do thuốc thì ngừng các thuốc này có thể làm giảm hoặc hết bệnh. Tuy nhiên phải trao đổi, xin ý kiến thầy thuốc chuyên khoa trước khi quyết định ngừng thuốc.

ĐTN ở phụ nữ có thai: Phần lớn các BN này có đáp ứng tốt với thuốc demopressin. Bệnh sẽ tự hết ngay sau đẻ.

ĐTN là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế những người có đái nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm. Những người đã được chẩn đoán chắc chắn bị ĐTN cần nhớ dùng thuốc đều và uống đủ nước.

ThS. Nguyễn Quang Bảy


Bệnh “than”


PN - “Ở vợ ông có đức tính gì khiến ông quý nhất?”. Khi người viết đặt câu hỏi này với danh hài Văn Hường, ông đáp ngay: “Quý nhất là dù cực khổ, vất vả, nhưng bà ấy không than van nửa lời. Tôi ghét đàn bà hay than lắm!”. Cái “ghét” của nghệ sĩ Văn Hường dường như cũng là cái ghét chung của nhiều ông chồng. Thật ra, các bà vợ không phải không biết điều đó, nhưng vì sao họ vẫn gửi gắm thông điệp của mình đến chồng qua con đường... than thở?

“Thân cò”

Khi cảnh sát khu vực của P.14, Q.4, TP.HCM đến nhà anh Minh Toàn ở hẻm 538 Đoàn Văn Bơ, để can thiệp chuyện vợ chồng anh xô xát, hàng xóm rất ngạc nhiên bởi anh là người luôn nhẹ nhàng với vợ con. Chị Kim Huệ, vợ anh, lại vừa đẹp vừa đảm đang. Theo giải trình của anh Toàn, anh đi nhậu về, vợ không chăm sóc mà than vãn suốt đã khiến anh bực mình. Anh vào nhà, chị vừa theo lau những vết dấu giày của anh vừa nói: “Làm muốn bở hơi tai, hết dọn trên lầu lại xuống đất”. Anh nghe phừng phừng hai tai, nhưng nghĩ mình cũng có phần lỗi (đi nhậu) nên nhịn.

Anh vào phòng ngủ nhưng không chợp mắt được vì tiếng vợ the thé vọng sang từ bàn học của cậu con trai. “Thân cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, câu này mà hổng hiểu hả? Thân cò là như mẹ nè, cực khổ trăm chiều, hy sinh cả đời cho chồng con, không biết một chút hưởng thụ cho riêng mình. Lớp phục vụ tại nhà, lớp lo cho ông bà nội con, lớp phải đi làm kiếm từng đồng từng cắc. Buôn bán ngoài chợ bộ con tưởng sướng lắm hả? Sáng sớm thức dậy lạnh cóng, trong khi người khác ngáy pho pho...”. Nghe vợ giảng giải kiểu đó, anh Toàn chạy ra khỏi phòng, hét lớn: “Có im mồm không?", rồi túm lấy vợ mà tát, “Cò nè, nuôi chồng nè!”. Chị Huệ vừa kêu khóc, vừa gọi điện thoại nhờ cảnh sát khu vực can thiệp.

Hai tháng nay, chị Thanh Mi (thợ trang điểm ở Q.Phú Nhuận) đã ôm con về nhà mẹ ruột và dọa chồng: “Nếu anh không qua rước tui, xin lỗi tui thì vợ chồng sống ly thân sáu tháng rồi nộp đơn ly hôn luôn”. Mâu thuẫn phát sinh khi anh chị cùng đến bệnh viện Từ Dũ thăm người bạn thân của chị vừa sinh con gái. Chị Mi than thở với bạn sinh con gái thì con khổ, vì bao giờ cũng thiệt thòi hơn con trai. Chị còn đem mình ra làm ví dụ cho cái gọi là “hồng nhan bạc phận”, là “số con rệp”. Anh Uy – chồng chị không chịu được kiểu than vãn của vợ trong bối cảnh như thế, tìm cách ngắt lời nhưng chị vẫn làm tới. Bực mình, anh bỏ về trước. Thế là chiến tranh xảy ra.

Chị chỉ than, nhưng “bộ từ điển đàn ông” trong anh Uy lại dịch ra là vợ đang trách móc chồng, đang tố cáo với bạn anh là người chồng vô trách nhiệm, vô tích sự, chỉ làm khổ vợ con. Rồi đến mẹ chị Mi, nghe lời con lại hình dung con gái mình thật bất hạnh khi sống bên người chồng như thế. Thực tế, như anh Uy nhận định, chỉ cần được phân nửa như chị Mi là đã có khối bà vợ phải thèm thuồng và tự hào. Anh cho rằng vợ sướng như “hạc” mà cứ tự hạ giá thành “cò”. Bảy năm chung sống, anh luôn dị ứng với lối bi kịch hóa cuộc đời của vợ cũng vì thế, trong khi chị nhấp nhổm trông chờ chồng rước, anh lại phân vân. Anh muốn rước vợ con vì vẫn còn yêu, nhưng rước về thì... Anh đang quá ngán ngẩm với bệnh than của vợ.

Giảm tải cho "cò"

“Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều chẳng ai muốn than nhưng khi người vợ phải than vãn, có nghĩa là đã quá mệt mỏi, cần được chồng quan tâm, chia sẻ. Khác với nam giới, phụ nữ ít có thời gian và phương tiện giải tỏa căng thẳng hơn nên than thở cũng là một liệu pháp giải phóng bớt buồn phiền. Than cũng cần thiết nên mới được số đông các bà vợ áp dụng. Nghe vợ than, các ông chồng đừng vội bực mình, la mắng mà bình tâm tìm hiểu mong muốn thầm kín của vợ để điều chỉnh mình” - chị Huỳnh Thư, thành viên CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc ở P. Tân Quy, Q.7, TP.HCM. tâm sự.

Tuy nhiên, than thở như chị Kim Huệ lại phản tác dụng vì dai dẳng và không đúng lúc, đã làm phát sinh thêm hậu quả, làm tình cảm vợ chồng bị tổn thương. Các bà vợ than thở quá nhiều và không đúng lúc thường khiến chồng đâm ra nhàm và lờn. Đến khi gặp chuyện thực sự khó khăn, đau khổ, có than chồng cũng nghĩ là chuyện bình thường.

Cuộc trắc nghiệm nhỏ với trên 100 khách hàng tư vấn của Viện Tâm lý và giáo dục pháp luật (thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) đã có kết quả: các bà vợ không nên than thở vì than sẽ... phiền. Khi vợ than thở với chồng (hoặc qua trung gian rồi đến tai chồng) thì 95% khả năng chồng sẽ phản ứng bất lợi như to tiếng, lầm lì, bực dọc; chỉ có 5% là điều chỉnh theo ý vợ. Trường hợp vợ tâm tình hoặc nói một cách dí dỏm vào các thời điểm thích hợp như sau bữa ăn, dã ngoại cuối tuần, trên giường ngủ... thì kết quả sẽ ngược lại. Có đến 95% phản ứng tích cực: chồng tiếp nhận thông tin của vợ và sẽ xử lý theo hai hướng: thay đổi theo ý vợ hoặc nghe xong để đó; chỉ có 5% phản ứng bất lợi.

Với nam giới, phụ nữ tác động vào tình cảm sẽ thu được kết quả tốt hơn là tấn công vào lý trí. Nên chọn đúng thời điểm chồng mở lòng để nhận thông tin từ vợ và biết chọn liều lượng thông tin vừa đủ. Đàn ông thích vui tươi, nhẹ nhàng hơn là than trách, ưu phiền. Vì sao cả chồng lẫn vợ đều phải tuyên chiến với bệnh "than"? Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Khắc Hùng, Viện trưởng Viện Tâm lý và giáo dục pháp luật giải thích bóng bẩy: “Trong nhà chứa đầy than thì không còn chỗ cho tiếng cười và lời nói ngọt ngào, không còn chỗ cho hạnh phúc”.

Người phụ nữ thông minh và biết nghệ thuật làm vợ sẽ không bao giờ than thở, nhưng cũng không cắn răng cam chịu khi gánh vác, quán xuyến tất cả công việc mà luôn biết tự cứu mình. Thực ra, không cần vợ than vãn, người chồng cũng biết hết nỗi nhọc nhằn của vợ, vấn đề chỉ là với những ông chồng lười biếng, ham vui lại gia trưởng, bảo thủ, thì từ “biết” đến “làm” là rất xa.

Nếu một bên không tự giác gánh vác thì việc phân công trách nhiệm trong gia đình là vô cùng cần thiết, nhưng không dễ tí nào. Chị Hạnh Phương (làm kế toán ở Q.3, TP.HCM) đúng là cực như “cò” vì lấy phải ông chồng “nhớt thây”. Sau giờ tan sở, về nhà anh chỉ biết làm mỗi việc là tự tắm cho mình. Chị phải lo kiếm tiền nuôi cả nhà, lại phải bao hết mọi việc, từ nấu ăn, rửa chén, đưa đón con đi học, giặt giũ, tưới cây, lau nhà, dạy dỗ các con và giao tế hai bên gia đình, đến cả việc giao dịch với cơ quan công quyền để làm các thứ thủ tục, giấy tờ... cũng chị nốt. Đuối sức, công việc cơ quan bê trễ, chị từng than đủ kiểu nhưng không động lòng chồng. Chị đang định ly hôn thì bị tai nạn giao thông gãy chân.

Trong cái rủi có cái may, chồng chị đã bắt đầu “hợp tác lao động”. Sau khi bó bột, chị họp mặt cả nhà và nhờ mỗi người mỗi việc. Mẹ chồng 78 tuổi sẽ lo nấu ăn; chồng tưới cây, đổ rác mỗi sáng, dậy sớm đưa con đi học, chiều đón con; bé gái bảy tuổi quét nhà, rửa chén; bé trai 15 tuổi đi chợ, giặt giũ... Dù lười, lúc đó chồng chị cũng không thể thoái thác nhiệm vụ. Chẳng lẽ đùn việc cho mẹ già, con dại? Sau một tháng chị Phương gãy chân, chồng chị đã... quen việc, nâng cao trách nhiệm và trở thành điểm tựa cho cả nhà. Điều quan trọng là anh đã hiểu được vì sao trước nay vợ mình cứ “bán than”!

Diệu Hiền


Kẻ hiến tặng thận chính là người tình của vợ


Một doanh nhân Singapore được cứu sống sau khi nhận được một quả thận từ chính người tình của vợ mình rồi ngậm ngùi nhìn vợ ra đi với “ân nhân”.

Tờ China Press dẫn lời John, 40 tuổi, cho biết một người đàn ông đã kéo ông thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng lại cướp từ tay ông người bạn đời sau 12 năm chung sống.

John bị bệnh thận 7 năm và rơi vào tình trạng thẩm tách từ năm 2007.

Ông nói: “Một hôm vợ tôi bảo rằng có một người bạn thân của cô ấy tên là Peter sẵn sàng hiến tặng tôi một quả thận và tôi thực sự xúc động”.

Nhưng đến tháng 10/2008, sau khi khi ca ghép thận thành công được hai tháng, vợ của John mới cho ông hay rằng Peter chính là người tình của cô và họ đã quan hệ với nhau từ năm 2006.

John tâm sự: “Tôi muốn bỏ qua tất cả cho cô ấy vì tương lai của đứa con nhưng một thám tử tư đã phát hiện rằng cô ấy vẫn tiếp tục đi lại với gã người yêu của mình. Điều này khiến tôi thất vọng”.

Giờ đây, khi đã mất vợ, John lại càng không vui khi phải nuôi nấng một bộ phận của tình địch trong người./.

Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)


Thuốc trị thiếu máu làm tăng đột quỵ


Theo chuyên san Medicine, sau khi tiến hành khảo sát ở 4.038 bệnh nhân, các chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế UT Southwestern (Mỹ) nhận thấy thuốc điều trị thiếu máu không có tác dụng tích cực nào đối với người bị bệnh thận.

Darbepoetin alfa và một số thuốc cùng loại được sử dụng để tăng hồng cầu ở người bệnh tiểu đường thể 2, bệnh thận mãn tính và thiếu máu. Lâu nay, người ta tin rằng thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh thận, nhưng cuộc nghiên cứu trên cho thấy thuốc không có tác dụng này cũng như không giảm nguy cơ bị các chứng về tim mạch. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc trên cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ so với những người được uống giả dược.

Lê Loan


Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái”


TTCT - Đề tài nghiên cứu “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” do TS Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đã nêu ra một vài số liệu như một bằng chứng về những “oan trái” mà giáo viên phổ thông đang phải đối diện. Xin giới thiệu một số dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được.

Cô Trịnh Thị Định, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, trong giờ dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A15 với dụng cụ dạy học là những hạt đậu trắng, đen. Cách dạy của cô khơi gợi được cảm xúc và sự thích thú của học sinh - Ảnh: Như Hùng

Theo lẽ thường tình, công việc của giáo viên là nghiên cứu và giảng dạy cho học sinh theo chương trình đã được quy định. Thế nhưng cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy ngoài việc dạy, giáo viên hiện còn phải làm nhiều việc khác đôi khi không dính gì đến chuyên môn (bảng 1).

Như vậy ý kiến của công luận lâu nay về chuyện thầy cô giáo phải đảm nhận quá nhiều công việc trong trường là hoàn toàn có cơ sở. Quả là khó chấp nhận khi giáo viên hiện nay phải làm quá nhiều việc khác ngoài chuyên môn, chẳng hạn như làm đồ dùng dạy học, vệ sinh trường lớp hay thu tiền... vốn lẽ ra không phải trách nhiệm của họ. Vậy thời gian để bồi dưỡng về sức khỏe cũng như chuyên môn là không hề có.

Trong số các công việc ngoài chuyên môn trên thì loại công việc mà giáo viên cho là chiếm nhiều thời gian nhất đó là việc phải làm các loại sổ sách, thu tiền và việc làm đồ dùng dạy học. Khi được hỏi quỹ thời gian mà hiện nay giáo viên phải dành cho các việc ngoài giảng dạy là như thế nào thì có 73,9% số giáo viên cho biết những việc đó chiếm khá nhiều hoặc rất nhiều thời gian của họ, trong khi chỉ có 26,1% cho là không nhiều.

Về chương trình giảng dạy, có 65,1% số thầy cô cho biết nội dung môn học mà họ đang đảm nhận là nặng hoặc rất nặng; trong khi chỉ có 0,8% cho là nhẹ và 34,1% cho là vừa phải. Đối với sách giáo khoa, chỉ có 23,7% số giáo viên cho rằng họ cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi dạy theo sách giáo khoa mà trường đang sử dụng.

Thầy chưa phải là nơi nương tựa

Vì thầy cô hiện phải mất nhiều thời gian cho quá nhiều chuyện “linh tinh” như vậy nên họ đã không đóng được vai trò là người tư vấn hay dẫn đường cho học sinh, vì khi được hỏi là học sinh có thường xuyên nhờ thầy cô giúp đỡ hay tìm lời khuyên khi các em gặp khó khăn trong việc học hay cuộc sống nói chung, kết quả cho thấy chỉ có 35,7% giáo viên cho biết học sinh thường xuyên hoặc rất thường xuyên tìm gặp họ mà thôi. Như vậy rõ ràng là một lỗ hổng rất lớn đối với học sinh khi xét về thực chất, chính thầy cô phải là nơi nương tựa cho học sinh chứ không ai khác.

Lâu nay công luận thường xuyên phê phán bệnh thành tích trong giáo dục như là một trong những yếu tố làm giảm chất lượng dạy và học trong nhà trường cũng như làm tăng áp lực đối với giáo viên. Kết quả khảo sát từ ý kiến của bản thân giáo viên cũng cho thấy điều đó. Có hơn 80% số giáo viên được hỏi cho biết bệnh thành tích đang thật sự gây áp lực nặng nề đối với giáo viên lẫn học sinh trong nhà trường, trong khi chỉ 8% có ý kiến ngược lại (bảng 2).

Vì thầy cô hiện phải mất nhiều thời gian cho quá nhiều chuyện “linh tinh” như vậy nên họ đã không đóng được vai trò là người tư vấn hay dẫn đường cho học sinh, vì khi được hỏi là học sinh có thường xuyên nhờ thầy cô giúp đỡ hay tìm lời khuyên khi các em gặp khó khăn trong việc học hay cuộc sống nói chung, kết quả cho thấy chỉ có 35,7% giáo viên cho biết học sinh thường xuyên hoặc rất thường xuyên tìm gặp họ mà thôi. Như vậy rõ ràng là một lỗ hổng rất lớn đối với học sinh khi xét về thực chất, chính thầy cô phải là nơi nương tựa cho học sinh chứ không ai khác.

Vậy có cần phải bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường hiện nay không? Có 67,3% số giáo viên đồng ý cần bãi bỏ các chỉ tiêu về tỉ lệ học sinh xuất sắc, học sinh giỏi hay tỉ lệ học sinh lên lớp, bởi 66,7% số giáo viên cho rằng tỉ lệ học sinh xuất sắc, học sinh giỏi không phản ánh đúng năng lực thật sự của học sinh (bảng 3).

Đồng thời cũng có đến 81,4% giáo viên đồng ý rằng không nên đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, vì có 30,9% số giáo viên cho rằng hiện nay đa số giáo viên thường xuyên cho điểm vượt quá khả năng thật sự của các em.

Đọc tin tức trên các báo thỉnh thoảng chúng ta lại thấy những chuyện đau lòng: nào là học sinh và phụ huynh học sinh hành hung thầy cô giáo, học sinh đe dọa hay coi thường và xúc phạm giáo viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều đó. Khi được hỏi về thái độ của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay, có đến 78,2% số giáo viên được hỏi cho biết phần lớn học sinh ngày nay không có thái độ tôn trọng thầy cô giáo như ngày xưa.

Gần 60% giáo viên được hỏi cho rằng hiện nay xã hội cũng không còn tôn trọng nghề giáo như trước đây. Đặc biệt, có 72,4% số giáo viên cho rằng hiện nay công luận thường xuyên có nhiều ý kiến đánh giá oan ức và không đúng về giáo viên (bảng 4).

Như vậy chúng ta thấy hiện nay nghề giáo là một trong những nghề căng thẳng nhất trong xã hội. Giáo viên phải đảm nhận quá nhiều việc ngoài chuyên môn trong khi vẫn phải chạy theo nội dung chương trình quá nặng nề. Song song đó là thái độ thiếu tôn trọng của HS và sự đánh giá đôi khi quá thiếu công tâm của dư luận xã hội làm người thầy hiện nay gần như phải sống trong tâm trạng đối phó là chính. Từ những áp lực và căng thẳng ấy, việc họ rơi vào sai lầm trong ứng xử là điều có lẽ cần phải được thông cảm hơn lên án.

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

Nguồn: kết quả điều tra của đề tài

______________

(*) Để thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 363 giáo viên tại 12 trường từ tiểu học đến trung học phổ thông ở TP.HCM, trong đó có chín trường nội thành và ba trường ngoại thành với cả ba loại hình công lập, bán công và dân lập.

Người ta cũng cao đẳng sư phạm...

Chuyện thời sự vẫn còn đang nóng hổi: nhà toán học Việt Nam trẻ tuổi, giáo sư Ngô Bảo Châu, đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản”; anh đã được nhận giải Clay cao quý năm 2004. Nhiều khả năng anh được tặng huy chương Fields - một giải thưởng lớn trong toán học, và do không có giải Nobel toán học nên Fields cũng được coi tương đương giải thưởng Nobel trong các ngành khoa học khác.

Ta cũng nên tò mò một chút: Ngô Bảo Châu được đào tạo từ “lò” nào ra vậy? Xin thưa: từ Trường cao đẳng Sư phạm Paris. Và theo thổ lộ của Châu với tạp chí Diễn Đàn (Paris) năm 2005 thì khi học ở đây anh cũng khá vất vả.

Nghe tin Ngô Bảo Châu, tôi liên tưởng tới một người sống cách Châu rất xa về thời gian, song cũng là một sinh viên Cao đẳng Sư phạm Paris, tên Romain Rolland. Ông Romain Rolland viết bộ tiểu thuyết Jean-Christophe bốn tập trong thời gian 12 năm. Có người chê ông viết kéo dài ra như vậy thì thế nào cũng can tội luộm thuộm rồi còn gì! Vì vậy mà trong lời nói đầu sách của mình, Romain Rolland có nói về chuyện đó, những lời lẽ rất đáng cho ta chú ý như thế này: vốn dĩ đã là sinh viên cao đẳng sư phạm, làm sao tôi có thể có lối làm ăn luộm thuộm cho được kia chứ?

Chúng ta đều biết rằng tên “trường sư phạm” của Pháp là École Normale theo nghĩa đen là “một thứ nhà trường chuẩn mực”. Chữ “norme” theo gốc tiếng Hi Lạp nghĩa là cái thước thợ để các ông thợ xây căn các góc tường cho vuông thành sắc cạnh, cho nhà khỏi đổ ụp.

Học sư phạm ra, học cách làm con người chuẩn mực rồi thì sau đó phải hành nghề cho chuẩn mực mới thành con người chuẩn mực, cái lý ở đời là như vậy.

Và chúng ta hãy liên tưởng tiếp: giả sử như Ngô Bảo Châu và Romain Rolland cứ tối ngày đi họp, rồi soạn những giáo án không dùng vào giờ dạy học mà chỉ để... trình, rồi... làm vô thiên lủng những việc không chuyên nghiệp khác (không chuẩn mực), những việc ngày xưa cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên phê phán vui là “chạy vòng quanh nhà trường”, thì làm sao có người giáo viên hiền tài? Suy rộng ra, làm sao từng con người phát huy được tiềm năng để thành người tài?

Hệ quả trực tiếp của sự không chuyên nghiệp, không chuẩn mực, của trò đùa có thưởng chạy quanh nhà trường, một khi đã không đi vào thực chất hoạt động giáo dục, mà lại cứ muốn giữ thể diện mỗi dịp tổng kết, sơ kết thì chuyện tạo ra thành tích dỏm là điều dễ hiểu.

Nên nhớ rằng bệnh thành tích với ai đó là cần thiết nhưng lại là điều xấu hổ đối với những người trung thực. Một lần nữa, xin hãy nghe Ngô Bảo Châu nói: “Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức” (VietNamNet, ngày 13-12-2009).

PHẠM TOÀN

Ta cũng nên tò mò một chút: Ngô Bảo Châu được đào tạo từ “lò” nào ra vậy? Xin thưa: từ Trường cao đẳng Sư phạm Paris. Và theo thổ lộ của Châu với tạp chí Diễn Đàn (Paris) năm 2005 thì khi học ở đây anh cũng khá vất vả.

Nghe tin Ngô Bảo Châu, tôi liên tưởng tới một người sống cách Châu rất xa về thời gian, song cũng là một sinh viên Cao đẳng Sư phạm Paris, tên Romain Rolland. Ông Romain Rolland viết bộ tiểu thuyết Jean-Christophe bốn tập trong thời gian 12 năm. Có người chê ông viết kéo dài ra như vậy thì thế nào cũng can tội luộm thuộm rồi còn gì! Vì vậy mà trong lời nói đầu sách của mình, Romain Rolland có nói về chuyện đó, những lời lẽ rất đáng cho ta chú ý như thế này: vốn dĩ đã là sinh viên cao đẳng sư phạm, làm sao tôi có thể có lối làm ăn luộm thuộm cho được kia chứ?

Chúng ta đều biết rằng tên “trường sư phạm” của Pháp là École Normale theo nghĩa đen là “một thứ nhà trường chuẩn mực”. Chữ “norme” theo gốc tiếng Hi Lạp nghĩa là cái thước thợ để các ông thợ xây căn các góc tường cho vuông thành sắc cạnh, cho nhà khỏi đổ ụp.

Học sư phạm ra, học cách làm con người chuẩn mực rồi thì sau đó phải hành nghề cho chuẩn mực mới thành con người chuẩn mực, cái lý ở đời là như vậy.

Và chúng ta hãy liên tưởng tiếp: giả sử như Ngô Bảo Châu và Romain Rolland cứ tối ngày đi họp, rồi soạn những giáo án không dùng vào giờ dạy học mà chỉ để... trình, rồi... làm vô thiên lủng những việc không chuyên nghiệp khác (không chuẩn mực), những việc ngày xưa cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên phê phán vui là “chạy vòng quanh nhà trường”, thì làm sao có người giáo viên hiền tài? Suy rộng ra, làm sao từng con người phát huy được tiềm năng để thành người tài?

Hệ quả trực tiếp của sự không chuyên nghiệp, không chuẩn mực, của trò đùa có thưởng chạy quanh nhà trường, một khi đã không đi vào thực chất hoạt động giáo dục, mà lại cứ muốn giữ thể diện mỗi dịp tổng kết, sơ kết thì chuyện tạo ra thành tích dỏm là điều dễ hiểu.

Nên nhớ rằng bệnh thành tích với ai đó là cần thiết nhưng lại là điều xấu hổ đối với những người trung thực. Một lần nữa, xin hãy nghe Ngô Bảo Châu nói: “Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức” (VietNamNet, ngày 13-12-2009).

=====================================================================

Từ thuở nhỏ do sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi thường là đứa trẻ phá phách nhất nhà: từ trộm cắp vặt trong nhà đến đánh lộn với lũ bạn hàng xóm, mà mỗi khi sự việc xảy ra thì tôi bị ông nội tôi đánh tôi hàng chục roi bằng "đuôi cá đuối" nên tôi càng bất mãn.

Đến 9 tuổi tôi mới được vào lớp năm (lớp một bây giờ), do lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên tôi thường được chọn làm trưởng lớp, cũng là có dịp để tôi "tung hoành" với các bạn cùng lớp. Nhưng cái tâm của thầy cô lúc ấy đã giáo dục tôi, tôi đã giảm bớt nhiều thói xấu và cố gắng học tốt hơn.

Điều tôi cảm động nhất là vào cuối năm học lớp đệ tứ (lớp chín) bây giờ, thầy dạy môn hóa học của tôi ở trường TH tư thục KT (đường NĐC) là thầy Trần Thượng Thủ phê vào thành tích biểu của tôi: Giàu lòng vị tha! Với đứa học sinh thường chọc phá thầy, lời phê "Giàu lòng vị tha" làm cho tôi day dứt và tự biến đổi mình cho phù hợp với niềm tin của thầy đối với tôi.

Suốt quãng đời đi học còn lại, tôi luôn lấy cái "giàu lòng vị tha" đem ra ứng xử với bạn học và mọi người chung quanh. Gia đình tôi ngạc nhiên vì một đứa trẻ bất trị bằng roi đòn như tôi lại thay đổi lớn như thế, chứ họ đâu hiểu là họ "thừa roi đòn" nhưng lại thiếu "cái tâm" đối với tôi!

Và tôi đã vào ngành sư phạm để tiếp bước theo thầy, suốt quãng đời làm thầy, tôi học ở thầy là đem cái tâm ra giúp đỡ các em, nhất là những em hay nghịch ngợm, quậy phá giống như tôi ngày xưa. Khi tôi phải bất đắc dĩ dùng roi để phạt các em thì chính tôi cũng rơm rớm nước mắt và các em cũng khóc vì hối hận.

Sau hình phạt ấy, không có hận thù mà chỉ có sự cảm thông giữa tôi và các em: các em không muốn tôi phạt, tôi buồn nên cố gắng học hơn và tôi có dịp xem lại mình còn thiếu sót điều gì trong việc dạy dỗ các em.

Bao nhiêu lớp học sinh của tôi đã ra đời với nhiều ngành nghề trong xã hội, có đứa đã làm cha, làm mẹ... và còn một lớp trẻ đang học với tôi trong năm cuối nhà giáo này của tôi và cuối cấp của các em. Tôi rất tự hào khi các em dù trong hoàn cảnh, nghề nghiệp nào... đều luôn thương mến tôi. Đó là niềm vui mà tôi nghĩ chỉ là niềm vinh hạnh duy nhất chỉ có ở nhà giáo.

------------------

Ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cảm ơn.


Tích cực chuẩn bị mở rộng đối tượng đào tạo


Học viện Chính trị

QĐND - Học viện Chính trị vừa tổ chức hội nghị quân chính triển khai nhiệm vụ năm 2010.

Là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị hàng đầu của quân đội, học viện tích cực triển khai đề án đổi mới quy trình, chương trình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc điều chỉnh kế hoạch đề bài, bố trí huấn luyện theo cặp tiết, đưa vào khai thác ngân hàng đề thi cho các đối tượng học viên... góp phần đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục…

Năm 2010, học viện tiếp tục bổ sung, hoàn thiện mô hình, mục tiêu, quy trình, nội dung, chương trình đào tạo chính ủy trung, sư đoàn, giảng viên khoa học xã hội nhân văn cấp trung đoàn và các đối tượng khác. Điều chỉnh nội dung giảng dạy bảo đảm tính khoa học, hợp lí, tạo chuyển biến mạnh trong các hoạt động giáo dục, đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện mở rộng đối tượng đào tạo cả bậc đại học và sau đại học...

HẢI LINH


Cần khen thưởng, tôn vinh nhà giáo một cách thực chất


(ANTĐ) - Thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Bộ GD-ĐT đã đánh giá 5 năm thực hiện từ năm 2006 đến nay của ngành.

Hạn chế được nêu ra là công tác thi đua khen thưởng ở một số Sở GD-ĐT chưa chú ý tới hiệu quả thiết thực, dẫn đến việc khen thưởng chưa đánh giá đúng thực chất. Bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng chưa đủ để bao quát phạm vi cả ngành giáo dục với hơn 1 triệu thầy, cô giáo và hơn 23 triệu học sinh, sinh viên.

Công tác khen thưởng chưa tương xứng với phong trào thi đua, còn nặng về khen thưởng thường niên, chưa gắn khen thưởng với nhân điển hình tiên tiến. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, toàn ngành giáo dục đã chuyển động theo hướng không chấp nhận bệnh thành tích, ngày càng nhiều các tấm gương điển hình. Thời gian tới, cần chuyển biến tích cực trong phổ biến và học tập những tấm gương điển hình trong đó có việc tôn vinh các nhà giáo và cơ chế khen thưởng các nhà giáo, động viên một cách thực chất gương điển hình trong ngành.


Các trường học nhận chăm sóc trên 13.000 di tích lịch sử


(SGGP).- Ngày 18-12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý nhấn mạnh: Nổi bật trong thời gian qua, ngành giáo dục đã phát động cuộc vận động “2 không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích) nhằm đột phá, thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong giáo dục, lấy lại lòng tin của xã hội. Hiệu quả nhìn thấy rõ nhất là các kỳ thi tốt nghiệp đã được tổ chức ngày càng nghiêm túc, có chất lượng.

Hiện nay, cả nước đã có 40.637 trường học tham gia phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhờ đó, cảnh quan sư phạm trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn. Học sinh cả nước cũng đã trồng gần 2,3 triệu cây xanh các loại; nhận chăm sóc trên 13.000 di tích lịch sử...

N.HÀ


Quá nhiều sức ép từ bệnh thành tích


TT - Dù với lý do gì, việc áp dụng những hình phạt phản sư phạm đều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia, các nhà quản lý và hàng trăm bạn đọc đã email về Tuổi Trẻ thống nhất rằng giáo viên cũng đang chịu nhiều áp lực nặng nề, trong đó có áp lực không nhỏ từ bệnh thành tích.

Người thầy ngày nay luôn phải chịu một áp lực lớn về thành tích học tập của học sinh, mặc dù bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã tuyên bố chống bệnh thành tích. Thực tế hầu như chưa thay đổi. Trong các báo cáo tổng kết, các hội nghị thi đua, người ta vẫn nêu bật yếu tố bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh lên lớp... Làm giáo viên, ai không muốn trường mình, lớp mình đạt thành tích cao. Thành tích gắn liền với danh hiệu thi đua, với việc tăng lương trước thời hạn, với tiền thưởng.

Còn không có thành tích sẽ có nguy cơ bị chuyển đi vùng sâu, vùng xa. Từ nguồn gốc sâu xa đó, giáo viên luôn cảm thấy bức bách, nhất là khi học trò không chịu học bài. Trong lúc bức bách họ quên đi quy chế, quên đi những hình phạt đáng lẽ không được phép áp dụng với học trò.

Trước sức ép thành tích, người thầy không còn con đường nào khác ngoài việc trổ hết tài năng, “mưu lược” để đạt được chất lượng bộ môn cao vào cuối năm học. Có nhiều cách để đạt được điều đó, mỗi thầy cô đều có giải pháp riêng của mình.

Nhiều thầy cô chọn cách hò hét trong mỗi tiết học (la mắng, hăm dọa, miệt thị học sinh). Nhóm thứ hai nhẹ nhàng, dịu dàng, thuyết phục học sinh, thậm chí dỗ dành các học sinh cá biệt. Nhóm thứ ba giảng dạy bình thường, phớt lờ những học sinh ngỗ nghịch. Đặc điểm của những lớp này là thường xuyên ồn ào, mạnh thầy thầy dạy, mạnh trò trò nói chuyện. Cuối năm cố gắng để học sinh đạt 5,0 điểm (đủ điểm lên lớp).

Nhóm giáo viên khác chọn giải pháp thứ tư kết hợp tất cả các giải pháp trên: la rầy học sinh, dỗ dành những học sinh cá biệt, hôm nào mệt không đủ sức gào thét thì phớt lờ, cho qua nhưng phải đảm bảo học sinh cuối năm được 5,0 điểm. Đây là giải pháp của những thầy cô giáo trẻ có lương tâm, trách nhiệm.

Một số chọn giải pháp cuối cùng là chấp nhận bị kỷ luật của cấp trên để đảm bảo học trò nào học hành nghiêm túc có điểm tốt; học trò lười, hỗn, ngỗ ngược sẽ bị điểm kém. Tuy nhiên, chỉ có những giáo viên công tác lâu năm, hệ số lương cao, có chuyển công tác vẫn không hề gì mới dám chọn giải pháp này.

Tôi là một nhà giáo sắp về hưu, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình với nghề ngày nào đã cạn khi mà chính nghề đã dần biến tôi thành chai lì với những diễn biến, chỉ đạo, chỉ tiêu... của ngành! Hằng năm, vào đầu năm học khi tiếp nhận công tác chủ nhiệm học sinh lớp mới, không riêng tôi mà các bạn đồng nghiệp đều ngao ngán với cái “thành tích ảo” mà giáo viên năm cũ đưa lên. Áp lực đầu năm về trách nhiệm ấy quá lớn đeo đẳng chúng tôi suốt năm học.

Kèm theo đó chúng tôi phải dạy an toàn giao thông, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, tham gia công tác ngoại khóa, dạy chuyên đề, hội giảng... Chưa kể các loại hồ sơ sổ sách, giáo án quy định bắt buộc chúng tôi phải làm. Tất cả những điều ấy luôn ám ảnh chúng tôi mỗi khi bước chân vào lớp, cộng hưởng với khó khăn cuộc sống... khiến việc học sinh nghịch ngợm, quậy phá dễ làm phát sinh những hình phạt quá đáng đối với các em.

Từ thực tế, nhiều đồng nghiệp chúng tôi đã vi phạm và ngậm ngùi bước chân ra khỏi ngành dù họ đầy nhiệt huyết, năng lực và trách nhiệm cao đối với học sinh. Ai cảm thông với họ khi chúng ta chỉ nhìn “lỗi” của họ trên khía cạnh luật pháp.

Ông Trần Văn Đại Lợi

(phó hiệu trưởng Trường THPT tư thục Thái Bình, TP.HCM):

Ngoài áp lực chương trình, phương pháp thi cử, tại một số đơn vị, chính cán bộ quản lý đã tạo thêm gánh nặng cho giáo viên. Ví dụ khi dự giờ, có cán bộ quản lý đã truy vấn giáo viên: “Anh, chị không nhắc đến đoạn này đoạn kia trong bài”. Họ không hiểu được chương trình nặng như hiện tại mà giáo viên ôm đồm thì làm sao tải nổi. Có thể trong tiết dạy họ bỏ một vài đoạn nội dung nhưng có cách nhấn để học sinh tò mò, về nhà tự đọc thêm phần đó. Như thế mới là nghệ thuật giảng dạy.

Tôi thấy ở nhiều trường công lập, năm nào giáo viên cũng phải viết sáng kiến kinh nghiệm rồi sau đó nhà quản lý “quăng” đi đâu không biết - vừa mất sức vừa mất thời gian lại không hiệu quả. Chưa kể mỗi giáo viên ngày ngày đều phải lo cơm, áo, gạo, tiền vốn đang hết sức khó khăn.

ThS Lý Minh Tiên

(giảng viên khoa tâm lý - giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):

Giáo viên luôn phải chịu vô số áp lực và những áp lực ấy ngày càng tăng bởi xã hội đòi hỏi ngày càng cao hơn, học sinh ngổ ngáo hơn (tôi từng chứng kiến nhiều em có thái độ ngông nghênh, không coi thầy cô ra gì)... Đánh hay trách phạt học trò một cách nặng nề không phải là biện pháp tốt nhất trong giáo dục. Thế nhưng, trong một số tình huống, đối với vài học sinh cá biệt, quá cứng đầu, đi cùng với tình cảm, sự khuyên răn nhẹ nhàng cần có những hình phạt.

Vấn đề là hình phạt ấy phải xuất phát từ tình yêu thương học trò của nhà giáo. Cách đây không lâu, tôi đã nghe chuyện một giáo viên tiểu học đánh học sinh vì em này học kém quá, cô phụ đạo mãi mà không tiến bộ, em lại không thèm học bài nữa. Xuất phát từ cái tâm rất tốt mà chỉ một phút sai lầm (ở đây tôi hiểu cô giáo ấy đã bị tai nạn nghề nghiệp), giáo viên vẫn bị kỷ luật đình chỉ công tác một thời gian.

* Tin bài liên quan:

>> “Chúng tôi đã cân nhắc kỹ việc kỷ luật thầy B.”

>> Buộc thôi việc thầy giáo bắt học sinh thụt dầu 100 cái

>> Học sinh nhập viện vì bị thụt dầu 100 lần

====================================================================

Bạn có ý kiến ra sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cảm ơn.